Cảnh báo thương tích trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
Bác sĩ thay băng cho bệnh nhi bị bỏng
Bác sĩ thay băng cho bệnh nhi bị bỏng
TP - Gần đây, Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi T.Ư tiếp nhận nhiều trẻ bị bỏng và di chứng bỏng nặng nề.

Bé gái 2 tháng tuổi ở Hà Nội bị bỏng do người nhà lấy nhầm lọ Acid trichloracetic 80% (là một chất tương tự axit axetic, được sử dụng cho điều trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân) để cho trẻ uống, thay vì lấy lọ thuốc Aquadetrim (Vitamin D3) trẻ đang dùng hằng ngày do hình dáng, màu sắc của hai lọ giống nhau. Sau khi nhỏ thuốc vào miệng, trẻ khóc thét, hoảng loạn, lúc đó gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn. Trẻ đã được gia đình sơ cứu tại nhà bằng cách rửa khoang miệng bằng nước và đưa đến Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình.

Bé trai N.T. (11 tuổi) bị điện giật ngoài sân. Trẻ được gia đình phát hiện trong tình trạng tím tái, ngừng thở và sơ cứu tại chỗ bằng cách ép tim, sau 35 phút, tim đập lại và bé được chuyển đến cơ sở y tế gần nhà. Do tình trạng nặng, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi T.Ư trong tình trạng thở máy, suy đa tạng, hôn mê sau ngừng tuần hoàn, bỏng điện độ IV-V vùng cổ tay phải, cổ tay trái và vùng ngực.

Sơ cứu ban đầu giúp hạn chế di chứng

Bác sĩ Phùng Công Sáng, phụ trách Đơn vị Bỏng - Khoa Chỉnh hình, cho biết, sơ cứu ban đầu tại nhà khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế độ sâu của bỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm. Tuy nhiên, việc sơ cứu cần đúng cách. Khi trẻ bị bỏng, cần nhanh chóng cách ly trẻ khỏi nguyên nhân gây bỏng.

Đối với trẻ bị bỏng điện, cần nhanh chóng tách nạn nhân với nguồn điện và đưa đến nơi thoáng mát. Nếu trẻ bị ngã, cần đỡ phía dưới, tránh chấn thương nặng thêm. Gia đình cần đánh giá hô hấp, tuần hoàn, ý thức trẻ và tìm xem các chấn thương khác nếu có ngã kèm theo, để tìm cách sơ cứu cho đúng, tránh làm tổn thương cột sống cổ hoặc các chi (nếu có) bị nặng thêm. Nếu trẻ ngừng tuần hoàn thì ép tim ngoài lồng ngực đúng cách, đồng thời gọi y tế hỗ trợ.

Bỏng không chỉ gây đau đớn, để lại di chứng về chức năng và thẩm mỹ của cơ thể mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Khi bị bỏng hóa chất, cần rửa liên tục dưới vòi nước chảy, nếu không các tổ chức ở vùng bỏng sẽ bị tổn thương nặng hơn. Nếu bỏng mắt do hóa chất, cần được rửa mắt bằng cách ngụp mặt vào chậu nước và chớp mắt liên tục cho hoá chất trôi ra hết. Phải nhanh chóng tháo bỏ ngay quần áo bị dính hóa chất, không dùng tay trần để tháo. Không cởi quần áo người bị bỏng rất dễ gây lột da, tốt nhất là nên xé bỏ quần áo dính hoá chất. Nếu vết bỏng chảy nhiều máu, sau khi rửa sạch dưới vòi nước nên băng vết bỏng lại.

Nếu trẻ bỏng do nước sôi, bỏng hơi, cháo, cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (từ 16-20 độ C), tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng. Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt, dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt; nếu diện bỏng rộng, cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng; sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có điều trị bỏng.

MỚI - NÓNG
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
Nhận định Man City vs MU, 23h30 ngày 15/12: Cơ hội cho Quỷ đỏ
TPO - Nhận định bóng đá Man City vs MU, vòng 16 Ngoại hạng Anh 2024/25 lúc 23h30 ngày 15/12 - thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, phong độ, lịch sử đối đầu. Man City đang suy yếu, mang đến cơ hội tuyệt vời để MU tạo ra sự khác biệt sau những kết quả nghèo nàn ở các trận derby Manchester trước.
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
Pep đáp trả tin đồn thất thiệt trước trận derby Manchester
TPO - Pep Guardiola khẳng định ông "không đánh mất phòng thay đồ" tại Manchester City. Ông tuyên bố rằng ngay khi cảm nhận được các học trò không ủng hộ mình, vị HLV này sẽ rời đi ngay lập tức. Đây là thông điệp đanh thép của Pep nhằm phủ nhận những mâu thuẫn nội bộ tại Man City.