Nghi phạm vô danh tiểu tốt làm xịt lập tức thuyết âm mưu. Một họ hàng của Cesar Sayoc 56 tuổi nói với báo Bưu điện Washington rằng Sayoc “thực sự không dám làm tổn thương ai và mấy quả bom chỉ làm cho gọi là có”. Họ hàng cho biết thêm kẻ có cha người Philippines và mẹ Ý sinh lòng thù ghét lâu rồi chứ không đợi đến giờ. “Nó tweet ủng hộ Trump từ tháng 5/2016 kia”.
Không ai nghĩ phe Cộng hoà xúi nghi phạm. Sáng thứ sáu, tổng thống Donald Trump thậm chí la làng trên Twitter vụ này “làm tụt hẳn động lực” của các nghị sỹ Cộng hoà trong cuộc đua bầu cử quốc hội tuần sau nữa, 6/11. Trung kêu gọi “lúc này chúng ta phải đến bên nhau” và thề thẳng tay với thủ phạm.
Song cho đến lúc bắt được nghi can thuộc dạng cùng đinh và đầy tiền án tiền sự, các đối thủ của Trump có vẻ điên hơn mỗi khi tổng thống kêu gọi kết đoàn. Nhẹ thì như Peter Daou thuộc phe Dân chủ đổ cho Cộng hoà “đang phá hoại nền dân chủ”. Trong số các chỉ trích nặng nề, có lẽ ít ai vượt được Philippe Reines, cựu trợ lý của bà Hillary Clinton: “Tại mỗi tế bào của bản chất sa đoạ của mình, ông đã xúi bẩy rồi lờ đi các hành động hận thù”.
Tổng thống Trump hầu như không chuyển biến bao nhiêu về cách đốp chát đối thủ. Ngay sau khi bắt nghi phạm chuyên nghề chở đồ ăn nhanh, Trump lại quy cho truyền thông chỉ giỏi khoét sâu mâu thuẫn xã hội, than vãn báo chí rặt thông tin cướp giết hiếp mà vắng bặt các câu chuyện tích cực. Reines, nhà chính trị sinh năm 1969 từng giữ chức phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về truyền thông chiến lược, bồi tiếp: “Chưa khi nào trong 643 ngày, ông ngừng khuyến khích mọi người nhen lửa bạo lực trong bản thân họ. Sự tồn tại của chính ông đồng nghĩa với căm giận và sợ hãi. Ông cần chúng như người bình thường cần oxy vậy”.
Một tài khoản mang tên nghi phạm Sayoc thống kê số lần chửi những người mà hắn không ưa như Clinton 21 lần, Obama 29 lần, và Soros 34 lần. Từ North Carolina, ông Trump kêu gọi truyền thông hãy đổi chiều thay vì hiện trạng 94% tin bài chuyên nói xấu chính phủ. “Việc này là do ông”, Reines kết thúc dòng tweet. Sự hỗn loạn trong nền chính trị Mỹ một phần không nhỏ có lẽ bởi lối cạn tàu ráo máng mà không ai chịu lùi trước.