Cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phục hồi hậu COVID-19 trên quy mô rộng

0:00 / 0:00
0:00
Dù chưa vượt qua đại dịch, song khả năng tiếp cận vắc xin rộng khắp và các phương pháp điều trị tốt hơn đã mở ra tương lai tươi sáng hơn trên toàn cầu. Tuy nhiên, đối với nhiều người, mối đe dọa về sức khỏe đang mờ dần lại được thay bằng một thực tế là khó khăn về kinh tế không hề thuyên giảm. Hậu quả về kinh tế do COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng nhiều hơn đến người nghèo . Ở Việt Nam, trong năm 2021, hơn 1,4 triệu người đã bị mất việc và 90.291 doanh nghiệp đã phải rút khỏi thị trường chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021 do COVID-19.
Cần hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ phục hồi hậu COVID-19 trên quy mô rộng ảnh 1

Cho đến nay, các hoạt động từ thiện ứng phó với đại dịch đã được triển khai rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực, từ y tế, giáo dục cho đến tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp và tổ chức từ thiện đã mở rộng quy mô gói trợ cấp của mình với tốc độ nhanh hơn và ít điều kiện hơn, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác với các đơn vị khác, chẳng hạn như thông qua chương trình Therapeutics Accelerator hay cùng nhau hợp tác đầu tư giữa các tổ chức đa phương.

Tuy nhiên, động lực tích cực này có nguy cơ không còn phù hợp với quy mô thiệt hại của đại dịch, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ đang phải vật lộn để tồn tại trước những ảnh hưởng kinh tế đang hiện hữu do COVID-19 gây ra. Cũng không thực tế khi hy vọng rằng chính phủ hay thậm chí là các nhà hảo tâm hào phóng có thể và sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ về tài chính cần thiết để giúp số lượng doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn ngày càng tăng.

Do đó, chính phủ, xã hội và khu vực tư nhân phải tìm ra cách thức hỗ trợ để có tác động nhiều hơn với cùng hoặc ít nguồn lực hơn. Thiếu đi lượng tiền mặt hùng hậu, chúng ta cần một cách tiếp cận mới, một cách nghĩ và làm mới, dựa trên các phương pháp phát triển kinh tế tốt nhất và đổi mới để tiếp cận với quần chúng.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc với các chính phủ và tập đoàn tiên phong trong việc áp dụng nền tảng B2B nhằm giúp cải thiện hiệu quả thương mại xuyên biên giới ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, tôi tin rằng việc áp dụng hai mục tiêu ưu tiên chính có thể tạo ra sự khác biệt có tính chuyển đổi, mang lại cơ hội bình đẳng và thịnh vượng cho các nền kinh tế. Đó là tận dụng công nghệ để kiểm tra và học hỏi trong thời gian thực, đồng thời chấp nhận một tỷ lệ rủi ro - lợi ích khác trong một thời gian dài.

Mục tiêu ưu tiên 1: Tận dụng công nghệ để trao quyền cho doanh nhân

Sử dụng công nghệ, công cụ kỹ thuật số và dữ liệu thời gian thực giúp hỗ trợ điều chỉnh tiến trình kịp thời và mở ra khả năng tiếp cận nhanh chóng với hàng triệu doanh nghiệp nhỏ, cung cấp thông tin quan trọng để giúp họ duy trì khả năng cạnh tranh. Để tối ưu hóa tiềm năng này, chúng ta cần tạo ra chương trình đào tạo kỹ thuật số dễ dàng tiếp cận, dễ hiểu và mang tính thực dụng. Mục tiêu phải là nâng cao trình độ hiểu biết cơ bản của chủ doanh nghiệp bằng cách bổ sung vào các kênh kỹ thuật số những cơ hội học tập độc lập, phù hợp với văn hóa và luôn sẵn có.

Tại Việt Nam, chúng tôi hợp tác với các đối tác để trao cho hàng triệu chủ doanh nghiệp nhỏ những kỹ năng và bí quyết cần thiết để mở rộng hoạt động và tạo thêm việc làm trong cộng đồng địa phương. Ví dụ, thông qua một chương trình đổi mới có tên gọi là Ignite do CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức và được hỗ trợ bởi Trung tâm Tăng trưởng toàn diện Mastercard (Mastercard Center for Inclusive Growth), chúng tôi tổ chức các khóa đào tạo tổng hợp cho nữ doanh nhân để họ có thể xây dựng kỹ năng kỹ thuật số, củng cố phương thức kinh doanh, xin lời khuyên cố vấn cũng như thúc đẩy kết nối mạng chuyên nghiệp mạnh mẽ hơn.

Tuy vậy, chỉ công nghệ thôi chưa phải là thuốc chữa bách bệnh. Công nghệ có thể giúp hỗ trợ hoạt động kinh doanh, nhưng không thể tránh khỏi có những tình huống quá phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ trực tiếp. Áp dụng các nguyên tắc phát triển sản phẩm, chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận thử nghiệm và học hỏi để tạo ra dữ liệu cho phép tìm hiểu và xoay chuyển nhanh hơn, đồng thời đánh giá xem khi nào thì cần hỗ trợ trực tiếp để bổ sung cho các công cụ kỹ thuật số. Điều này cho phép chúng tôi tiết kiệm nhiều chi phí hơn và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, từ hàng chục nghìn lên đến hàng triệu doanh nghiệp nhỏ.

Mục tiêu ưu tiên 2: Thích ứng với thiếu sót trong tính toán rủi ro hoàn vốn truyền thống từ hoạt động từ thiện

Ngân hàng Thế giới kết luận rằng nhiều chương trình phát triển đã không thể nắm bắt được tác động hiện thực vì có khung thời gian đo lường được quá ngắn. Trong nỗ lực làm bên đại diện hiệu quả cho khoản đầu tư từ thiện, chúng tôi không cho phép trường hợp doanh nghiệp có thể áp dụng tiêu chí khác để quyết định xem khi nào thì chấp nhận rủi ro và khi nào thì thay đổi phương thức kinh doanh thông thường của mình.

Với ứng dụng công nghệ mới, chúng tôi có thể trao quyền cho chủ doanh nghiệp nhỏ có phẩm giá để họ đánh giá các lời khuyên công việc khác nhau và triển khai những gì phù hợp nhất với khẩu vị rủi ro của họ. Là nhà thực hành có trách nhiệm, chúng ta nên điều chỉnh phương pháp giám sát và đánh giá của mình để đo lường thời điểm và cách thức các công cụ kỹ thuật số này hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ. Sự sẵn có của dữ liệu từ các công cụ kỹ thuật số này cùng với thông tin định tính có thể thúc đẩy hiểu biết của chúng ta về cách doanh nghiệp nhỏ chuyển từ tồn tại sang tăng trưởng - đồng thời giúp chúng ta xác định lại thời điểm và cách thức xác định thành công của chương trình.

Khi phục hồi sau hậu quả của COVID-19, chúng ta phải kiên định với cam kết mở rộng các giải pháp ngay từ đầu. Chúng ta cần phải đổi mới, xây dựng dựa trên kiến ​​thức tập thể của mình và chấp nhận sự mơ hồ và rủi ro đi kèm khi thử nghiệm bất cứ điều gì mới.

Hơn bao giờ hết, chúng ta đang phải đối mặt với một quyết định cấp bách. Liệu chúng ta có bị thúc ép bởi nỗi sợ trước thất bại và việc mở rộng các chương trình sinh kế hiệu quả trên quy mô nhỏ không? Hay là chúng ta sẽ thể hiện sự táo bạo và xây dựng các giải pháp không hoàn hảo để tận dụng công nghệ theo những cách mới, chưa từng được thử nghiệm? Chỉ có điều sau mới cho phép chúng ta giúp hàng triệu doanh nghiệp nhỏ phát triển trong một thế giới đã thay đổi hoàn toàn do COVID-19.

MỚI - NÓNG