Theo đó, bên cạnh các loại súng máy hạng nặng 12.7mm như DShK hoặc NSV, các tàu hậu cần Việt Nam còn được vũ trang bổ sung thêm một số loại vũ khí bộ binh có hỏa lực mạnh tầm bắn xa, dành cho nhiệm vụ bảo vệ tàu trước các mối đe dọa từ trên biển lẫn như trên bờ. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Không những vậy thủy thủ đoàn trên các tàu hậu cần của Việt Nam cũng được trang bị súng tiểu liên AK-47 hoặc các biến thể của chúng, điều này về cơ bản giúp con tàu phòng vệ tốt trước kẻ thù, không để bị động trước mọi tình huống trên biển. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Không chỉ có súng tiểu liên AK-47, thủy thủ tàu hậu cần Việt Nam còn được trang bị cả trung liên RPD, sở hữu thiết kế tương đồng với AK-47 nhưng có hộp tiếp đạn lớn hơn (100 viên), tốc độ bắn nhanh hơn và xa hơn. Trong ảnh là các chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân tham gia bắn đạn thật trên biển với một số loại vũ khí bộ binh trong tháng 6 vừa qua. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Các bài kiểm tra bắn đạn thật trên các tàu hậu cần Việt Nam thường là các loại vũ khí có sẵn trong trang bị mỗi tàu như súng tiểu liên AK-47, trung liên RPD, súng chống tăng B-41 (RPG-7) và cả pháo không giật DKZ82-B10 hoặc súng máy DShK. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
Theo đó với từng loại vũ khí có trong trang bị người chiến sĩ hải quân phải thực hiện bắn các mục tiêu cố định trên biển hoặc trên bờ mô phỏng một số tình huống giả định có thể xảy ra trên biển. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
Đối với các loại hỏa lực mạnh như B-41 và DKZ82, thì mục tiêu của nó thường là các tàu vũ trang hoặc trên bờ là điểm hỏa lực của đối phương. Đây là hai loại vũ khí duy nhất binh chủng Hải quân có thể trang bị nhanh chóng cho các tàu hậu cần mà không cần qua sửa đổi hoặc nâng cấp tốn kém. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
Theo đó cả B-41 và DKZ82 đều có tầm bắn hiệu quả rơi vào khoảng 400m và mỗi tàu hậu cần có triển khai cùng lúc nhiều tổ hỏa lực với hai loại vũ khí nào, tạo nên hệ thống hỏa lực liên hoàn trên tàu khi phải đối mặt các kẻ thù có sức mạnh hỏa lực áp đảo hơn. Dù vậy về cơ bản đây cũng là giải phải tình thế. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
Và trong số vũ khí trên thì DKZ82 là loại sở hữu hỏa lực mạnh nhất với việc sử dụng đạn 82mm có sức công phá lớn, có tầm bắn tối đa lên 4.500m. Tốc độ bắn của DKZ82 có thể lên đến 7 phát/phút. Ở các tổ đội DKZ82 trên tàu hậu cần nó chỉ cần từ 1-2 pháo thủ và có thể được bố trí ở bất cứ vị trí trống trải nào trên tàu. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
DKZ82 thường được đặt trên giá 3 chân, có thể gắn thêm 2 bánh xe với khả năng gập lại để thuận tiện khi di chuyển. Súng có chiều dài 1,85 m với nòng dài 1,66 m; trọng lượng 85,3 kg khi gắn thêm bánh xe hay 71,7 kg khi chỉ có riêng giá 3 chân. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
Trong tình huống khẩn cấp, xạ thủ cũng có thể lựa chọn phương pháp bắn ứng dụng bằng cách vác vai như các loại súng chống tăng thông thường. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.
Súng không giật DKZ82 có góc nâng hạ từ -20 - +35 độ; góc xoay ngang 250 - 360 độ; tốc độ bắn 5 - 7 phát/phút. Loại đạn thông dụng của súng là đạn xuyên lõm KB-881 nặng 3,87 kg, có sơ tốc 322 m/s; tầm bắn hiệu quả 400 m, tầm bắn tối đa 4.500 m, sức xuyên 150 mm thép đồng nhất. Kính ngắm tiêu chuẩn của súng là loại PBO-2. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.
Như vậy với các loại hỏa lực trên trong đó trọng tâm là súng không giật DKZ82, các biên đội tàu hậu cần Việt Nam hoàn toàn có thể tự bảo vệ mình trước các mối đe dọa từ trên biển hoặc phòng vệ kéo dài thời gian trong lúc đợi các tàu vũ trang tới ứng cứu trong các tình huống đặc biệt. Nguồn ảnh: Truyền hình Hải quân Việt Nam.