Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức nào đón chờ DN Việt?

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư tham quan gian hàng Công nghệ thông minh tại Triển lãm chiều 4/12/2017.
Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư tham quan gian hàng Công nghệ thông minh tại Triển lãm chiều 4/12/2017.
TP - Trong hai ngày 4-5/12 tại Hà Nội diễn ra Hội thảo và triển lãm quốc tế về “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017”. Sự kiện do Ban kinh tế Trung ương chủ trì, dự kiến có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ cùng hàng loạt các bộ, ban ngành và hơn 1.500 đại biểu trong nước và quốc tế.

DN mong đợi gì?

Theo Ban kinh tế Trung ương trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực cụ thể như: sản xuất - tự động hóa, giao thông, tài chính-ngân hàng, giáo dục, y tế, nông nghiệp... Làn sóng công nghệ mới này sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm dịch vụ, giảm tiêu hao nguyên nhiên liệu, chi phí sản xuất - vận hành, đồng thời đáp ứng chính xác hơn nhu cầu của khách hàng. 

Cuộc CMCN 4.0 đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn với doanh nghiệp Việt. Chia sẻ quan điểm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT dự báo  trong vòng 15 năm nữa chúng ta sẽ sống trong một thế giới mới, một thế giới số. “ Nghĩa là ngay lúc này đây về Nhà nước đã bắt đầu hình thành những tấm gương tiêu biểu nhà nước 4.0”, ông Bình khẳng định.

Cũng theo ông Bình, với những DN phần mềm như FPT việc đón đầu và có những công nghệ gì đang ứng dụng trong cuộc CMCN 4.0 đã được DN này xác định  rất rõ. “Đầu tiên chúng tôi chọn công nghệ đi trước, và công nghệ mới đó thực chất là nền tảng cho cuộc CMCN lần thứ 4. Chúng tôi may mắn đã chớp được cơ hội trong khi các tập đoàn tin học đang suy nghĩ mình làm gì thì chúng tôi đã đi trước và  lấy nguồn nhân lực làm điểm tựa”, ông Trương Gia Bình khẳng định.

Để phục vụ cho cuộc CMCN 4.0, DN viễn thông chuẩn bị gì cho hạ tầng mạng? Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Mobifone cho biết: Cần phải nghiên cứu, ưu tiên lựa chọn thế mạnh của nhà mạng viễn thông. “Bước đầu tiên là sử dụng các thiết bị IOT có gắn sim, như vậy sẽ lợi thế với các nhà mạng hơn là thiết bị khác. Chúng tôi sẽ tập trung vào lĩnh vực thương mại và y tế, vì y tế và thương mại sẽ gần hơn với những nhu cầu. Đối với công nghiệp chúng ta sẽ có bước thứ hai vì sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào các thiết bị, cơ sở hạ tầng sản xuất công nghiệp của ngành đó”.

Còn theo TS. Brian Hull, Tổng Giám đốc Công ty ABB, CMCN 4.0 có rất nhiều tác dụng, nhiều thuận lợi, ví dụ anh có thể chia sẻ, dùng điện thoại di động… Ông Brian Hull khẳng định: Việt Nam có nhiều lợi thế đó là dân số trẻ và ưa chuộng sử dụng công nghệ. “Khi chúng tôi áp dụng công nghệ này qua mobi apps, hoặc các ứng dụng không chỉ trong social media thì người Việt Nam rất dễ sử dụng, dễ thích nghi, dễ tiếp cận hơn”, ông nói.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Thách thức nào đón chờ DN Việt? ảnh 1

Những vấn đề đặt ra với Việt Nam

Hội thảo - Triển lãm Phát triển Công nghiệp thông minh 2017 (Smart Industry World 2017) với chủ đề thảo luận: “Định hình và phát triển nền sản xuất công nghiệp thông minh trong tương lai là sự kiện quy mô, có hệ thống để góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phát triển công nghiệp đất nước trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có những diễn biến rất mau lẹ.

Hội thảo sẽ tập trung vào những nội dung chính có thể ứng dụng vào phát triển công nghiệp Việt Nam qua các phần trình bày. Nội dung thảo luận, dự kiến làm rõ các vấn đề:  Kinh tế số hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu của cuộc CMCN lần thứ 4.

Những nội dung chính được trình bày và tập trung thảo luận tại ba phiên báo cáo chuyên đề. Chuyên đề 1: Đổi mới các ngành sản xuất với các công nghệ đột phá: xu hướng và giải pháp; Chuyên đề 2: Thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ trong kỷ nguyên số; Chuyên đề 3: Chiến lược xây dựng đô thị thông minh. Cùng đó, mở ra thông qua hoạt động triển lãm về công nghiệp thông minh - Giới thiệu những nét đặc sắc của 50 gian hàng với nhiều lĩnh vực. Theo ban tổ chức hội thảo, tại triển lãm sẽ có sự tham dự của các robot thông minh trong lĩnh vực y tế.

Theo đơn vị chủ trì tổ chức - Ban Kinh tế Trung ương, tổ chức hội thảo và triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh là hoạt động thiết thực góp phần thực hiện chủ trương nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp. CMCN 4.0  là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới với các công nghệ thông minh như: trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, tự động hóa, công nghệ in 3D và người máy…

Cho đến nay, Việt Nam chưa có một chiến lược tổng thể với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong khi đó, hầu hết các nước phát triển và các nước trong khu vực đều đã có chiến lược ứng phó”.

Ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.