Các nước NATO gặp khó với đội trực thăng mua của Nga

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các lực lượng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang gặp vấn đề khi không thể thay thế linh kiện cho đội trực thăng cũ mua của Nga vì Mátxcơva đang bị trừng phạt.
Các nước NATO gặp khó với đội trực thăng mua của Nga ảnh 1

Trực thăng tấn công Mi-35 của Nga

Còn khoảng 8.000 trực thăng từ thời Liên Xô vẫn được sử dụng trên khắp thế giới. 260 chiếc trong số đó đang được sử dụng ở các nước NATO, bao gồm: Bosnia, Bulgaria, CH Síp, Latvia, Bắc Macedonia, Serbia và Slovakia.

Lenny Brown, giám đốc điều hành của Airbus Anh, đánh giá: “Những chiếc máy bay này đó hoạt động không tốt ở Ukraine và giờ không thể vận hành bình thường vì các lệnh trừng phạt”.

“Những nước NATO vẫn sử dụng trực thăng do Liên Xô sản xuất sẽ phải tìm phương án thay thế trong những năm tới, để nâng cấp đội bay và bảo vệ lực lượng của họ. Đây sẽ là cơ hội lớn để Anh tăng cường xuất khẩu”, ông Brown nhận định.

Những nước NATO còn sử dụng nhiều máy bay của Nga gồm CH Séc, với hơn 40 chiếc trực thăng tấn công, vận chuyển và huấn luyện, như Mi-17 và Mi-35. Ba Lan có hơn 60 chiếc, còn Hungary có 24.

Douglas Barrie, một chuyên gia về hàng không quốc phòng tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), cũng cho rằng các máy bay thời Liên Xô hoạt động không tốt trên chiến trường Ukraine.

Pháo sáng và mồi nhử được bắn ra để đánh lừa và đẩy lùi tên lửa, nhưng “có vẻ không hoạt động đúng thời điểm lắm”.

Ben Caves, một nhà nghiên cứu cấp cao tại hãng tư vấn RAND Corp., cho rằng tình trạng thiếu bảo dưỡng và sản xuất sẽ làm giảm năng lực của máy bay.

“Nếu bạn thấy một chiếc KA-52 hay Mi-28 như một quả bóng cháy trên cánh đồng Ukraine, bạn sẽ không muốn mua chúng”, Caves nói.

Ba Lan đã ký hợp đồng mua 32 trực thăng AW149 từ hãng Leonardo trong mùa hè tới và các nước khác cũng có thể sẽ chuyển sang đặt hàng của châu Âu.

Tháng 6/2022, CH Síp ký thoả thuận với Airbus để mua 6 chiếc trực thăng tấn công hạng nhẹ H145M nhằm triển khai kế hoạch thay thế đội Mi-35 thời Liên Xô, khi chi phí bảo dưỡng tăng vọt.

Ông Brown cho biết, một số nhà phân tích đã quay lưng với trực thăng vì phương tiện này dễ bị tên lửa hạ gục, nhưng chúng vẫn có thể hoạt động tốt nếu được hỗ trợ đúng, như với vỏ bọc của máy bay chiến đấu.

Cũng theo chuyên gia này, việc Nga không thể hỗ trợ các đội máy bay trên khắp thế giới và hàng loạt biện pháp trừng phạt khiến việc mua linh kiện và máy bay mới từ Nga trở nên khó khăn sẽ tạo cơ hội cho các hãng khác.

Tháng 11 vừa qua, Anh hứa sẽ đưa các trực thăng đến Ukraine lần đầu tiên, theo gói hỗ trợ trị giá 50 triệu bảng. Các trực thăng Three Sea King và khoảng 10.000 băng đạn nằm trong gói hỗ trợ này.

Theo Telegraph
MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.