Các doanh nghiệp Ý muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam thông qua sự kết nối của CCIV

0:00 / 0:00
0:00
Từ ngày 5/10 đến 7/10, Đoàn công tác Vùng Lombardy (Ý) do ông Attilio Fontana, Chủ tịch vùng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Chính phủ, Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bình Dương. Tham dự với đoàn có Tân Đại sứ Ý tại Việt Nam, Marco Della Seta.

Chiều 5/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Attilio Fontana. Và chiều 7/10, Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương chủ trì tiếp và làm việc với đoàn.

Các doanh nghiệp Ý muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam thông qua sự kết nối của CCIV ảnh 1

Lombardia là vùng kinh tế lớn và phát triển năng động hàng đầu, đóng góp tới 1/4 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Italia. Đây là vùng đông dân và giàu có nhất nước Ý. Thủ phủ của Lombardy là Milan, một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu. Lombardy là khu vực chiếm tỷ trọng phát triển kinh tế lớn nhất Italy cả về du lịch và công nghiệp, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đổ về từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm.

Trong các chính sách phát triển những năm gần đây, Lombardia hướng trọng tâm tới phát triển bền vững, đồng thời mong muốn hợp tác với các địa phương của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng trong các lĩnh vực như như giao thông, đô thị thông minh, năng lượng sinh học, chuyển đối năng lượng xanh, giáo dục, đào tạo nâng cao chất lượng lao động, nông nghiệp sạch...

Đối với Bình Dương, Chủ tịch vùng Lombardy cho rằng, Bình Dương có nhiều điểm tương đồng về định hướng phát triển, hứa hẹn sẽ mang lại tiềm năng hợp tác to lớn giữa đôi bên. Ông mong muốn sẽ có nhiều buổi gặp gỡ và tìm hiểu để biến tiềm năng, cơ hội thành những dự án, hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực máy móc, thiết bị sản xuất công nghệ cao, logistics, phát triển kinh tế tuần hoàn, năng lượng sạch và giáo dục. Đồng thời, Chủ tịch vùng Lombardy cũng cho biết, vùng mong muốn tăng cường hợp tác, tiếp cận thị trường ASEAN thông qua Việt Nam.

Đóng góp quan trọng trong việc kết nối các tổ chức doanh nghiệp tại Ý và Việt Nam thông qua chuyến làm việc này là Phòng Thương mại Ý - Việt. Ông Phạm Văn Hồng – Chủ tịch Phòng Thương mại Ý Việt (CCIV) cho biết: Phòng Thương mại Ý-Việt được thành lập năm 1996 tại Turin. Từ năm 2000, Phòng Thương mại Ý-Việt đã được Bộ Thương mại Quốc tế Rome công nhận (Nghị định Bộ trưởng 15.2.2000, n.96) và được đăng ký trong Sổ đăng ký Phòng Thương mại Ý-Nước ngoài. Phòng Thương mại Ý Việt có trụ sở chính tại Milan ở Lombardy, qua đó, nỗ lực kết nối gần gũi với các tổ chức kinh doanh trong khu vực sôi động này với thị trường Việt Nam.

Các doanh nghiệp Ý muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam thông qua sự kết nối của CCIV ảnh 2

Ông Phạm Văn Hồng – Chủ tịch Phòng Thương mại Ý Việt (CCIV) chia sẻ về cơ hội và khó khăn khi doanh nghiệp hai nước kết nối

Nhận định về khó khăn cho doanh nghiệp hai nước khi hợp tác với nhau, ông Hồng phân tích: “Công dân Việt Nam không thể thành lập công ty hoặc mua cổ phần công ty ở Ý nếu không có giấy phép cư trú. Trong khi thực tế có một số doanh nhân Việt Nam nhập khẩu nhiều từ Ý và mong muốn mua lại các công ty Ý có lịch sử lâu đời, vẫn duy trì sản xuất tại Ý để giữ vững chất lượng “Made in Italy” cho các mặt hàng xa xỉ. Tôi hy vọng Italy và Việt Nam sẽ tìm ra cách tháo gỡ nút thắt này, tạo cơ chế có đi có lại càng sớm càng tốt”.

Các doanh nghiệp Ý muốn tăng cường đầu tư vào Việt Nam thông qua sự kết nối của CCIV ảnh 3

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (áo đỏ) – Trưởng đại diện CCIV tại Việt Nam khẳng định sẵn sàng đồng hành và làm cầu nối cho doanh nghiệp Ý-Việt.

MỚI - NÓNG