Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC):

Bứt phá sau 1 năm cổ phần hóa

0:00 / 0:00
0:00
VIMC vận chuyển, trao tặng hàng hóa phòng chống dịch COVID-19 đến các tỉnh thành phía Nam
VIMC vận chuyển, trao tặng hàng hóa phòng chống dịch COVID-19 đến các tỉnh thành phía Nam
Hơn 1 năm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) chính thức chuyển đổi hoạt động thành công ty cổ phần, cùng thương hiệu mới VIMC (18/8/2020 – 18/8/2021). Thời gian đó chưa dài, nhưng VIMC đã đạt nhiều kết quả ấn tượng ở hầu hết lĩnh vực hoạt động.

Bứt phá

Năm 2021, hoạt động của doanh nghiệp Việt đối mặt nhiều khó khăn do dịch COVID-19, trong đó có ngành hàng hải do gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa. Trong bối cảnh đó, VIMC vẫn kiên định đổi mới quy chế, mô hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, áp dụng bộ quy tắc quản trị theo thông lệ tốt nhất do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành. Với quyết tâm đó, VIMC đã đạt nhiều kết quả tích cực, các đơn vị thành viên mạnh hơn và chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

VIMC đã thực hiện cuộc “lột xác” từ chuyển đổi số triệt để, đồng bộ. Đến nay, VIMC đã trở thành doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng số, đang áp dụng hệ thống báo cáo thông minh MIS-BI. Qua đó giúp VIMC đánh giá, cải thiện và tối ưu hóa khả năng, quy trình hoạt động của tổ chức, các lĩnh vực gồm tài chính, kinh doanh, khách hàng, sản xuất, lao động, đầu tư. Triển khai phần mềm cảng điện tử E-Port tại Cảng Hải Phòng, Đà Nẵng; Cổng online Booking cho các đơn vị kinh doanh vận tải, khai thác tàu container…

Bứt phá sau 1 năm cổ phần hóa ảnh 1

Nhân viên khối cảng biển được VIMC bố trí “3 tại chỗ” để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động liên tục của các cảng

Sự quyết liệt trong thực hiện các giải pháp kinh doanh đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về “chất” của VIMC. Hoạt động kinh doanh của VIMC đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2021, từ kinh doanh vận tải đến khai thác cảng biển đều vượt so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển thuộc VIMC trong 3 quý đầu năm 2021 đạt 98,2 triệu tấn (bằng 116,8% so với cùng kỳ trước), doanh thu đạt hơn 5.100 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.550 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước, với các cảng đạt kết quả vượt kế hoạch như: Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Đà Nẵng. Các nhóm cảng liên doanh khu vực phía Nam cũng đạt lợi nhuận cao, chiếm 35% thị phần container cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

Khối vận tải biển trong tháng 9 đầu năm cũng ghi nhận kết quả kinh doanh vượt kế hoạch đề ra, nhờ sự hồi phục mạnh từ thị trường tàu hàng khô, đặc biệt với phân khúc Supramax và Handysize, cùng nỗ lực đàm phán cho thuê tàu với giá tốt của các doanh nghiệp. Tổng sản lượng vận tải biển 9 tháng qua đạt hơn 18 triệu tấn, lợi nhuận hơn 380 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước gồm VIMC Shipping, Vosco, Vinaship, Transco.

Với kết quả ấn tượng ở hầu hết lĩnh vực hoạt động chính, tính đến hết tháng 9/2021, doanh thu hợp nhất của VIMC đạt 10.188 tỷ đồng, bằng 131% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận hợp nhất đạt hơn 2.045 tỷ đồng tăng 775% so cùng kỳ 2020.

Trong hơn 1 năm qua, VIMC đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, tham gia phòng, chống dịch COVID-19, như ủng hộ 50 tỷ đồng vào Quỹ Vắc-xin COVID-19; các đơn vị thành viên quyên góp ủng hộ các địa phương phòng chống dịch gần 15 tỷ đồng…

Kỳ vọng vượt bậc trong tương lai

Theo Chủ tịch HĐQT VIMC Lê Anh Sơn, năm 2021 và các năm tiếp theo, mục tiêu của đơn vị là củng cố và phát triển hệ sinh thái tích hợp, kết nối hoạt động vận tải biển – cảng biển – dịch vụ logistics. VIMC sẽ đẩy mạnh tái cơ cấu đội tàu theo hướng phát triển tàu chở container tải trọng lớn, hiện đại. Đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng bến số 3, 4 Lạch Huyện của cảng Hải Phòng; dự án nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn; dự án cảng Liên Chiểu… Việc chú trọng đầu tư cảng nước sâu, có khả năng đón các tàu container tải trọng lớn này sẽ thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa VIMC với các đối tác, hãng tàu lớn trên thế giới.

Bứt phá sau 1 năm cổ phần hóa ảnh 2

Các DN thuộc lĩnh vực cảng biển và vận tải biển của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trong 9 tháng đầu năm 2021

Đồng thời, VIMC cũng tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, tập trung xây dựng hệ thống tổng hợp và khai thác dữ liệu lớn (Big data), xây dựng nguồn lực công nghệ thông tin theo hướng tập trung và chuyên môn hóa.

Tinh thần chung của VIMC là các doanh nghiệp thành viên phải phát huy mọi tiềm năng, hợp lực và phối hợp với các doanh nghiệp khác để đưa VIMC vươn lên vị thế dẫn đầu. Mọi hoạt động phải hướng tới những điều khách hàng cần, lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển của Tổng công ty khi bước vào giai đoạn phát triển mới.

Dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, VIMC đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo để giữ vững “vùng xanh” cho các cảng biển để vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế. Tại các cảng biển phía Nam của VIMC, dù dịch COVID-19 bùng phát vẫn duy trì hoạt động thường xuyên, đón các tàu tải trọng lớn trong và ngoài nước vào “ăn” hàng. Để đạt điều đó, các cảng đã linh động thực hiện sản xuất theo mô hình “ 3 tại chỗ”, chia ca kịp luân phiên.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, VIMC đã thực hiện “cầu hàng hải” để tham gia vận chuyển miễn phí hàng hoá phục vụ người dân, thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch tại các tỉnh thành phải giãn cách xã hội do dịch bệnh. Việc thiết lập “cầu hàng hải” của VIMC đã góp phần tạo “luồng xanh” trên biển, kịp thời đưa hàng hoá đến các tỉnh thành phía Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống dịch. Hoạt động này không chỉ thể hiện vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải, còn thể hiện tinh thần phát triển doanh nghiệp bền vững gắn với trách nhiệm cộng đồng đang được VIMC duy trì và phát triển.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.