Buồn nhiều làm đau dạ dày

Buồn nhiều làm đau dạ dày
Ngày càng nhiều người bị viêm loét đường tiêu hóa do vi khuẩn, khói thuốc, do lạm dụng dược phẩm hoặc tâm lý căng thẳng.

Buồn nhiều làm đau dạ dày

Ngày càng nhiều người bị viêm loét đường tiêu hóa do vi khuẩn, khói thuốc, do lạm dụng dược phẩm hoặc tâm lý căng thẳng.

Ăn nhiều rau xanh giúp điều trị bệnh loét dạ dày hiệu quả hơn
Ăn nhiều rau xanh giúp điều trị bệnh loét dạ dày hiệu quả hơn. Ảnh: Hồng Thúy
 

Thuật ngữ “viêm loét hệ thống tiêu hóa” dùng để chỉ nhóm bệnh viêm loét ở bộ máy tiêu hóa trên, nơi mà lớp màng và lớp mô bị ăn mòn tạo thành vết thương.

Có hai dạng loét hệ tiêu hóa phổ biến là loét tá tràng và loét dạ dày. Triệu chứng là cảm giác cháy bỏng, cồn cào, đau ở phần giữa xương ngực và rốn, kéo dài khoảng 45-60 phút. Đau từ nhẹ đến nặng, đôi khi quằn quại và thường khiến bệnh nhân mất ngủ. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên kèm theo ợ nóng, buồn nôn, kén ăn, khó tiêu. Những triệu chứng khác bao gồm đau lưng, nhức đầu, ngợp thở, ói, đôi khi phân có máu.

Khói thuốc kích ứng dạ dày

Những yếu tố sau đây thường làm tăng quá trình tiết acid dạ dày và thay đổi hệ màng nhầy ở hệ tiêu hóa: thuốc thông thường như aspirin, thuốc kháng viêm không steroid và thuốc steroid dùng để trị viêm khớp (sử dụng lâu ngày sẽ làm tăng quá trình tiết acid ở dạ dày), những loại thuốc kháng acid mà phổ biến là calcium carbonate. Ngoài ra, sử dụng quá mức vitamin C cũng gây viêm loét hệ thống tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nhạy cảm thực phẩm cũng làm xói mòn màng nhầy dạ dày. Khói thuốc hủy hoại màng nhầy ruột, sự trào ngược muối mật do khói thuốc cũng sẽ kích ứng tới dạ dày. Sự căng thẳng, lo âu cũng làm gia tăng đáng kể quá trình sản xuất acid dạ dày gây nên tình trạng viêm loét. Tuy nhiên, thủ phạm khét tiếng nhất phải kể đến vi khuẩn Helicobacter pylori, chịu trách nhiệm khoảng 90% trường hợp loét dạ dày và 70% trường hợp loét tá tràng.

Tránh thức uống kích thích

Để “chiến thắng” viêm loét tiêu hóa, cần tránh những thực phẩm và thức uống gây dị ứng, kích thích như rượu, sô-cô-la, chanh, cam, cà phê và thực phẩm chứa nhiều gia vị cay. Ăn những bữa ăn nhỏ, điều độ và phải tránh thực phẩm làm từ bơ, sữa, đặc biệt là sữa bò, vì có thể làm gia tăng bệnh cảnh do calcium và protein trong sữa kích thích thêm sản xuất acid.

Bệnh nhân bị viêm loét tiêu hóa cần ăn nhiều rau cải xanh (như xà lách, bắp cải…) vì đây là nguồn cung cấp folate và vitamin K, những chất cần thiết để làm lành vết loét. Cần dùng 400 ml - 500 ml dịch ép bắp cải 2 lần/ngày trước bữa ăn để làm lành nhanh chóng các vết loét trong hệ tiêu hóa. Chuối cũng là trái cây cung cấp nhiều hóa chất bảo vệ bên trong dạ dày và ruột. Ngoài ra, uống nửa chén lá nha đam xay nhuyễn 2 lần/ngày khi bụng đói cũng giúp trị viêm loét tiêu hóa.

Kẽm có tác dụng chữa lành vết loét nhưng muốn sử dụng cần có sự chỉ dẫn đầy đủ của dược sĩ, người bệnh không nên tự ý mua dùng.

Theo Người Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG