Bước tiến vững chắc của Viettel Gia Lai

0:00 / 0:00
0:00
Thượng tá Trần Văn Thuân trao học bổng Vì em hiếu học cho lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai
Thượng tá Trần Văn Thuân trao học bổng Vì em hiếu học cho lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai
Bằng chiến lược phát triển vững chắc, sáng tạo, sau 17 năm, Viettel Gia Lai đã trở thành nhân tố cốt lõi trong phát triển kinh tế- xã hội, cũng như tiềm lực quốc phòng, an ninh trên địa bàn với hạ tầng mạng lưới rộng khắp, doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai cả nước, chỉ sau Nghệ An, địa hình nhiều rừng núi với gần 90km đường biên giới tiếp giáp nước bạn Campuchia, nhiều thôn, làng ở vùng sâu, hạ tầng kinh- xã hội lạc hậu. Do đó, việc đưa hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin về các bản làng vùng sâu không chỉ là mục tiêu rất quan trọng. Thách thức ấy cũng là động lực để Viettel Gia Lai phát huy những giá trị, phẩm chất cao quý của Bộ đội Cụ Hồ trên mặt trận kinh tế, kiên trì, sáng tạo thực hiện chiến lược “hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau”. Để thực hiện, đơn vị đã chú trọng từ việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, nhân viên theo quan điểm “4T” (tận tâm, tự tin, trí tuệ, tăng trưởng) đến “4C” (chuyển dịch, chất lượng, chủ động, chung sức), triển khai các sản phẩm dịch vụ với phương châm “lấy khách hàng làm trọng tâm”.

Qua tìm hiểu được biết, từ ngày đầu chỉ với 3 trạm phát sóng di động phủ sóng chưa đến 5% diện tích TP Pleiku, sau 17 năm, Viettel Gia Lai đã xây dựng hạ tầng mạng lưới rộng khắp đến 100% xã, phường, thị trấn; phủ sóng 3G, 4G đến hơn 99% xã, phường, thị trấn với hơn 1.160 trạm phát sóng, mật độ phủ sóng 99% khu vực có dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai và 100% đồn biên phòng. Bảo đảm cho lực lượng biên phòng và hệ thống chính quyền từ tỉnh đến xã có thể truy cập internet, sử dụng các dịch vụ tiện ích trên internet bằng sóng 3G, 4G.

Viettel Gia Lai là nhà mạng có thị phần di động, cố định lớn nhất trên địa bàn tỉnh với 65% thị phần di động, 50% thị phần cố định và có đến 70% thuê bao di động sử dụng dịch vụ 4G. Viettel Gia Lai cũng là nhà mạng viễn thông mang ngân hàng số “Viettelpay” đến với người dân vùng sâu, vùng xa nơi các ngân hàng chưa đến được. Doanh thu trung bình hằng năm trên 900 tỷ đồng; đóng góp ngân sách nhà nước trên 60 tỷ đồng/năm, đảm bảo thu nhập cho hơn 500 lao động.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Thượng tá Trần Văn Thuân- Giám đốc Viettel Gia Lai chia sẻ, trong quá trình phát triển, Viettel Gia Lai luôn hỗ trợ địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội để tri ân nhân dân, như chương trình “Vì em hiếu học”, “Trái tim cho em”, “Quân đội chung tay vì người nghèo” và nhiều hoạt động thiện nguyện, đền ơn đáp nghĩa được triển khai liên tục, rộng khắp, mang lại niềm vui cho hàng nghìn gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn. Cụ thể, từ năm 2015 đến nay, Viettel Gia Lai trao hơn 4,2 nghìn suất học bổng tặng học sinh giỏi từ tiểu học đến THPT với kinh phí 5,7 tỷ đồng, 30 xe đạp tặng học sinh nghèo học giỏi và giúp nhiều trẻ em dưới 14 tuổi có hoàn cảnh khó khăn được mổ tim miễn phí, tài trợ miễn phí 746 đường truyền Internet cho các trường học với chi phí 2.9 tỷ/năm.

“Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Viettel Gia Lai đã hỗ trợ tỉnh Gia Lai lắp đặt, vận hành 2 máy đo thân nhiệt tự động từ xa tại sân bay Pleiku, hệ thống đo thân nhiệt tự động tại 4 khu vực cách ly y tế tập trung và camera giám sát tại bệnh viện dã chiến, tổng trị giá hơn 700 triệu đồng. Đơn vị cũng tặng nhiều trang bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm, xây dựng công trình chẩn đoán bệnh từ xa để hỗ trợ tỉnh chống dịch”, Thượng tá Thuân nhấn mạnh

Khi đang giữ chức Giám đốc Viettel Đắk Nông, thượng tá Trần Văn Thuân được vinh danh là một trong 100 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2019. Đây là giải thưởng danh giá để tôn vinh các lãnh đạo doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong quá trình phát triển doanh nghiệp với nhiều đóng góp cho nền kinh tế đất nước và xã hội.

Cùng với đó, Thượng tá cho biết, vừa qua, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP. Pleiku được UBND TP.Pleiku phối hợp với Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel xây dựng và đang trong quá trình hoạt động thử nghiệm. Đây được coi là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số cũng như xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.