Bôi nghệ lên vết thương không đúng cách gây độc

Bôi nghệ lên vết thương không đúng cách gây độc
Nhiều người cho rằng khi bị vết thương phần mềm thì bôi nghệ ngay càng sớm càng tốt để không bị sẹo. Tuy nhiên, theo nhà chuyên môn, quan niệm đó không đúng.

Bôi nghệ lên vết thương không đúng cách gây độc

Nhiều người cho rằng khi bị vết thương phần mềm thì bôi nghệ ngay càng sớm càng tốt để không bị sẹo. Tuy nhiên, theo nhà chuyên môn, quan niệm đó không đúng.

Bôi nghệ lên vết thương không đúng cách gây độc ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Theo lương y Vũ Quốc Trung, bôi nghệ vào vết thương (vừa mới bị) sẽ rất nguy hiểm, dễ gây dị ứng, có thể làm vết thương thêm trầm trọng; hoặc gây loét vùng da non tại vết thương. Khi vết thương chưa kịp kéo da non, nếu ta bôi nghệ vào sẽ khiến vết sẹo sau này đen bóng lại. Nguy cơ bị thâm bóng cũng rất cao khi vết thương vừa lên da non.

Còn chuyên gia da liễu, bác sĩ Võ Thị Bạch Sương thì thông tin, về mặt y học cổ truyền nghệ được sử dụng nhằm mục đích chính là hỗ trợ trị đau dạ dày, tăng giải độc cho gan, giúp thông mật và diệt khuẩn ngoài da. Trước đây, khi chưa có các loại kháng sinh bôi ngoài da, việc bôi nghệ tươi giúp diệt một số ít vi khuẩn trên da. Khi không bị nhiễm trùng, vết thương sẽ kéo miệng và lành từ từ. Về sau này khoa học phát triển, có nhiều phương pháp hơn. Cần lưu ý, nếu mài nghệ không sạch (cách dân gian hay mài trước khi thoa nghệ lên vết thương) sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Cũng như một số chất, nghệ cũng có thể gây dị ứng cho một số người.

Theo lương y Huỳnh Văn Quang, nghệ có tính sát trùng, làm lành sẹo, nhưng không được thoa nghệ khi vết thương hở (chưa lành), mà nên thoa nghệ khi vết thương đã kéo da non (cảm giác ngứa ở vết thương). Và nên dùng nghệ xà cừ (loại nghệ khi cắt lát có ánh sáng chiếu vào thấy lấp lánh giống xà cừ) cho vết thương thì tốt hơn. Rửa sạch củ nghệ tươi, dùng dao sạch cắt lát, áp vào vết thương, không cần giã hay mài.

Theo Thanh Tùng
Báo Thanh Niên

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG