Bình Dương: Hành trình 25 năm sáng tạo, bứt phá, vươn xa

0:00 / 0:00
0:00
Ít ai nghĩ rằng từ một tỉnh thuần nông, ít tài nguyên thiên nhiên, không có sân bay, không có cảng biển; sau 25 năm tái lập (1997), vùng đất này có thể vươn mình mạnh mẽ trở thành trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước. Một đô thị có tốc độ phát triển thần tốc, đang khởi động lộ trình hướng đến đô thị thông minh trong tương lai. Một hình mẫu về sáng tạo, mở cửa, thu hút đầu tư để các địa phương khác hướng đến và được xem là một trong những “con rồng” kinh tế tại miền Nam .
Bình Dương: Hành trình 25 năm sáng tạo, bứt phá, vươn xa ảnh 1

Bình Dương phát triển thần tốc sau 25 năm tái lập. Một góc thành phố Dĩ An, Bình Dương

Các chỉ số tăng trưởng kỉ lục

Trong 25 năm không ngừng nỗ lực, quy mô nền kinh tế tỉnh tăng gấp 104 lần, quy mô dân số tăng gấp 5 lần; thu ngân sách tăng gấp 75 lần. Đến cuối năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 152 triệu đồng/người/năm (gần 7.000 USD), được Trung ương đánh giá là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước.

Từ 07 khu công nghiệp với diện tích 1.603ha vào năm 1997, đến nay, toàn tỉnh Bình Dương có 29 khu công nghiệp, trong đó có 27 khu đi vào hoạt động với diện tích 12.670ha (diện tích cho thuê trên đạt 87,4%) và 12 cụm công nghiệp với diện tích 789,91ha (diện tích cho thuê đạt khoảng 67,4%). Các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bình Dương: Hành trình 25 năm sáng tạo, bứt phá, vươn xa ảnh 2

Lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển, Bình Dương đã gặt hái nhiều thành tựu kỷ lục

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến nay, tỷ trọng khu vực nông nghiệp chỉ còn khoảng 3%, công nghiệp chiếm 67% và dịch vụ chiếm 21%. Bình Dương cũng đã bứt phá vươn lên trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong cả nước, riêng đầu tư nước ngoài (tính đến tháng 3/2022) đạt hơn 39 tỷ USD. Số dự án FDI tăng gấp 30 lần so với lúc tái lập.

Đặc biệt, 4 năm liên tiếp gần đây được Diễn đàn cộng đồng thông minh thế giới (ICF) vinh danh là 1 trong 21 cộng đồng có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới…

Có thể thấy, lợi thế về công nghiệp đã tạo ra nền tảng kinh tế vững chắc, là cơ sở để Bình Dương đẩy nhanh tiến trình phát triển và tốc độ đô thị hóa. Năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%, 5 năm sau tăng thêm 10%, đến năm 2020 đã trên 82%.

Sức bật ngoạn mục của bất động sản

Chọn công nghiệp làm mũi đột phá trong phát triển kinh tế đã tạo nên tiếng vang và sự thành công cho Bình Dương. Khi kinh tế đã đủ tiềm lực, đó chính là điều kiện cơ bản nhất để tỉnh này tập trung vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị,... Như một quy luật tất yếu, Bình Dương được chọn làm điểm đến “an cư lập nghiệp” của nhiều người. Nhu cầu nhà ở càng tăng cao. Thị trường bất động sản địa phương này cứ thế nóng dần lên.

Giai đoạn 2005 – 2006, “Bình Dương” trở thành cái tên nổi bật trong giới đầu tư địa ốc. Nhiều nhà đầu tư “phất” lên từ giai đoạn này nhờ lướt sóng tốt. Bên cạnh đất nền, nhà phố, căn hộ cũng có mặt rất sớm trên thị trường Bình Dương. Tiên phong thị trường căn hộ Bình Dương phải nhắc đến doanh nghiệp Hải Long với loạt dự án căn hộ đầu tiên trong khu vực như: Sóng Thần Plaza, chung cư Hoàng Long, mức giá khởi điểm lúc đó chỉ giá 6 – 7 triệu đồng/m2. Đến nay giá căn hộ Dĩ An cũng đã dao động từ 38 – 42 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí, quy mô.

Bình Dương: Hành trình 25 năm sáng tạo, bứt phá, vươn xa ảnh 3

Từ 6 -7 triệu đồng/m2 năm 2007 đến nay giá căn hộ Dĩ An đã hơn 40 triệu đồng/m2. Diamond Connect, căn hộ hiếm hoi tại mặt tiền quốc lộ 1K có mức giá 36 triệu đồng/m2

Sau đó, đại gia Becamex bắt tay vào mở bán hai dự án chung cư tại khu vực Thành phố mới vào năm 2009 là TDC Plaza và IJC Aroma, cung cấp cho thị trường khoảng 523 sản phẩm. Năm 2013, Nam Long gây ấn tượng khi phát triển dự án căn hộ Ehome 4 Bắc Sài Gòn với quy mô lên đến 2.579 căn hộ.

Giai đoạn 2017 – 2019: Bình Dương liên tiếp đón nhận nhiều sự kiện quan trọng, tạo tiền đề để thúc đẩy kinh tế, nâng tầm giá trị bất động sản, như: gia nhập Diễn đàn Cộng đồng thông minh thế giới (ICF), là thành viên của Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA),… Đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào diện mạo hạ tầng, thu hút đầu tư với nhiều chính sách thoáng như: giảm thuế, giảm các thủ tục, tăng cơ hội nhập cư lâu dài cho người lao động,... Bất động sản theo đà này bật nóng. Riêng năm 2019 có hơn 7.000 căn hộ được chào bán ra thị trường.

Nguồn cung dồi dào, giao dịch sôi động, bất động sản Bình Dương thời điểm này nhờ vào ưu điểm giá rẻ đã nhanh chóng bắt kịp tâm lý khách hàng, trở thành điểm đến đặc biệt được quan tâm.., Nhiều tên tuổi lớn trong làng bất động sản cũng đổ bộ về đây phát triển như Hưng Thịnh, Đất Xanh, Phát Đạt, TBS Group, Phúc Đạt, Bcons, Charm Group, Seaholdings,…

Bên cạnh đó, những thông tin tích cực về các dự án hạ tầng như tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, mở rộng quốc lộ 13, quốc lộ 1K, cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, cao tốc TP.HCM – Lộc Ninh, metro Thành phố Mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành, metro Dĩ An – Tân Uyên,... và đặc biệt là tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sắp đi vào hoạt động càng thêm nâng tầm diện mạo tỉnh nhà, đưa Bình Dương trở thành khu vực đắc địa bậc nhất trong liên kết vùng, đón đầu xu hướng dịch chuyển vùng ven.

Cũng trong năm 2019, thông tin lên thành phố đã thổi làn gió tươi mát vào nhà đất khu vực Thuận An, Dĩ An. Thị trường khu vực lúc này đón nhận nguồn cung lên đến gần 40.000 căn hộ, tập trung chủ yếu ở TP.Dĩ An, Thuận An, trong đó đa số là căn hộ có giá bán bình quân từ 35-40 triệu đồng/m2. Sự nóng lên của thị trường bất động sản kéo theo mặt bằng giá cũng có nhiều thay đổi, nhiều dự án mở bán chỉ sau vài tháng đã tăng 20%-30%.

Bình Dương: Hành trình 25 năm sáng tạo, bứt phá, vươn xa ảnh 4

Bất động sản Dĩ An nóng từ những năm 2007, đến nay vẫn không ngừng tăng nhiệt

Bất chấp dịch covid -19, giai đoạn 2020 -2021, bất động sản Bình Dương vẫn tăng trưởng đều, nguồn cung căn hộ được bổ sung và đạt tỷ lệ hấp thụ tốt. Tuy nhiên sức mua giảm do mức giá lúc này tăng khá cao. Các giao dịch chủ yếu là nhu cầu ở và đầu tư dài hạn.

Bình Dương hiện có hơn 2,5 triệu người, cũng là tỉnh có tỷ lệ người di cư phải thuê nhà cao bậc nhất nước (74,5%). Toàn tỉnh hiện có 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và hơn 1.000.000 công nhân kỹ thuật cao, kỹ sư trong nước. Ước tính hàng năm sẽ tăng thêm khoảng 80.000 người lao động đến làm việc và sinh sống. Do đó, nhu cầu an cư tại địa phương này tăng vọt từng ngày. Những dự án căn hộ tại các vị trí cửa ngõ, có tiện ích nổi trội, không gian sống thoải mái sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường, nhất là trong bối cảnh nguồn cung căn hộ của TP HCM ngày càng nhỏ giọt.

25 năm nỗ lực tiên phong dẫn lối

Trong nhiều yếu tố tạo nên sự thành công toàn diện của Bình Dương trong 25 năm qua, bên cạnh lợi thế về vị trí cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương còn sở hữu các trục giao thông huyết mạch của quốc gia như: Quốc lộ 13, đường Hồ Chí Minh, đường vành đai 3, vành đai 4, đường Xuyên Á; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15km đã tạo sự phát triển liên kết vùng cho Bình Dương.

Không thể không nhắc đến sự nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng với khẩu hiệu “Trải chiếu hoa mời gọi nhà đầu tư”. Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, cấp nước, điện, xử lý môi trường, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy hoạch mở rộng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư; triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Cột mốc lịch sử thay đổi toàn bộ diện mạo Bình Dương có thể kể đến chính là nhờ ứng dụng thành công mô hình phát triển theo hệ sinh thái Công nghiệp-Dịch vụ-Đô thị, điển hình là xây dựng khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) kiểu mới, hiện đại và thông minh. Dễ dàng nhận thấy, hầu hết các dự án căn hộ có chuẩn sống cao cấp hiện nay tại Bình Dương cũng đều được tập trung lân cận các khu công nghiệp lớn, dựa theo mô hình này.

Bình Dương: Hành trình 25 năm sáng tạo, bứt phá, vươn xa ảnh 5

Hạ tầng mở lối đưa Bình Dương bước vào những chu kỳ phát triển mới

Đặc biệt là sự đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông, tăng kết nối vùng. Tuy nhiên với tốc độ phát triển quá nhanh của Bình Dương, lãnh đạo tỉnh cho rằng hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh nhà vẫn chưa phát triển xứng tầm và phát huy được tối đa lợi thế, cần phải được khai thông mạnh mẽ hơn.

Năm 2022 tỉnh Bình Dương sẽ dồn sức cho đầu tư công, tập trung nguồn lực cho các công trình giao thông mang tính trọng điểm của tỉnh. Cụ thể với các dự án, công trình giao thông mang tính đối ngoại, tỉnh sẽ tích cực phối hợp với địa phương triển khai như: chủ động đề xuất thi công đường vành đai 4, vành đai 3 các đoạn đi qua địa phương. Dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, được Thủ tướng Chính phủ giao Bình Dương là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để triển khai dự án… Đối với tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn sẽ đầu tư bằng nhiều hình thức như: Xây dựng 8 hầm chui, cầu vượt tuyến chính; 9 hầm chui dân sinh; 8 cầu vượt bộ hành; 11,7 km đường gom theo hình thức BOT,…

25 năm không ngừng nỗ lực, gắn kết và phát triển, Bình Dương đã trở thành một hình mẫu mà các địa phương anh em cần tham chiếu học hỏi. Thực tế cho thấy, Bình Dương cũng đã đạt ngưỡng của một chu kỳ phát triển, những chính sách mới cùng với hệ thống hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ đưa Bình Dương bước vào thời kỳ phát triển mới với nấc thang giá trị cao hơn. Thị trường bất động sản theo đó cũng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới: ổn định, chất lượng và bền vững hơn.

MỚI - NÓNG