Muôn kiểu đặt biệt danh của cầu thủ
Trên sân cỏ các cầu thủ được mặc áo đúng với tên khai sinh của mình, nhưng trong lúc luyện tập hay sinh hoạt, họ thường được các đồng đội gọi với những biệt danh hết sức ngộ nghĩnh. Có tới cả chục cách mà giới quần đùi áo số tinh nghịch nghĩ ra để đặt nickname cho nhau.
Lối đi bóng và kỹ thuật của Thành Lương khiến đối phương vã mồ hôi, nên anh có luôn biệt danh của một dị nhân. |
Dựa vào đặc điểm chơi bóng để đặt biệt danh là cách phổ biến nhất trong giới cầu thủ Việt. Thân hình thấp bé nhưng Thành Lương lại có đôi chân cực kỳ “ngoan” và khéo léo. Những hậu vệ cao to ở V-League hay đấu trường Đông Nam Á từng không ít lần vã mồ hôi với những pha rê dắt tài tình và dẻo như kẹo của cầu thủ đang thuộc biên chế Hà Nội ACB. Cũng chính vì lối chơi khó chịu này mà Thành Lương được đặt biệt danh là Lương “dị”. Tương tự, cựu cầu thủ của Nam Định và Khánh Hòa – Ngọc Linh cũng được các đồng đội kính nể gọi với biệt danh trìu mến Linh “ma” bởi lối chơi bóng kỹ thuật và rất ranh mãnh.
Kém Thành Lương đôi chút về độ khéo léo, nhưng Trọng Hoàng lại cực khỏe. Thân hình không cao to, tuy nhiên, thể lực của cầu thủ sinh ra ở xứ Nghệ lại rất sung mãn. Mỗi khi ra sân, Trọng Hoàng luôn “cày ải” hết mình, khiến các đồng đội và đối thủ phải kính nể. Chính vì lối chơi xông xáo và máu lửa mà ngôi sao của ĐTVN và U23 Việt Nam được đặt nickname là Hoàng “bò”. Giống Trọng Hoàng, với lối chơi thiên về thể lực, Hoàng Quãng của SHB Đà Nẵng được gọi “yêu” là Quãng “hà mã”.
Hoàng 'bò'. |
Ngoài phong cách chơi bóng, các cầu thủ còn dựa vào cả thể hình để đặt biệt danh. Tiêu biểu, do có thể hình cao to nên thủ thành Tấn Trường được các đồng đội tại TĐCS Đồng Tháp gọi với cái tên Trường “bò mộng”.
Đặc biệt, có những biệt danh được đặt chẳng dựa theo đặc điểm ngoại hình hay phong cách nào. Ví dụ điển hình là ngôi sao Hoàng Đình Tùng của Thanh Hóa. Chỉ cao 1m66, nặng chưa bao giờ tới 60 kg, nhưng biệt danh Tùng “con” lại không phải xuất phát từ vóc dáng của Đình Tùng. Vài năm trước, Thanh Hóa cũng có một tiền đạo khá nổi tiếng là Hoàng Thanh Tùng. Thanh Tùng sinh năm 1982, từng được HLV Alfred Riedl gọi vào đội U23 Việt Nam nhưng đã sớm phải giải nghệ vì bệnh tim. Vì có 2 Tùng nên Đình Tùng được đồng đội thêm từ “con” để phân biệt với đàn anh.
HLV cũng có nickname
Không chỉ các cầu thủ, các HLV đáng kính trong môi trường bóng đá Việt cũng có những biệt danh đáng yêu để “gọi cho tiện”. Khó khăn trong việc phát âm tên tân HLV trưởng của ĐTVN Falko Goetz nên cán bộ VFF đã tiện mồm gọi luôn là “ông Quyết”, vừa dễ đọc, lại vừa thân thiện, gần gũi. Trước đó HLV Calisto cũng được các học trò, báo chí và lãnh đạo VFF gọi là “thầy Tô” cho tiện. HLV trưởng người nước ngoài đầu tiên của ĐT Việt Nam Tavares được đọc thành Tạ Văn Dế. Tiếp sau đó là các ông Dido – Đi Đô, Letard – Lê Ta...
Trong làng bóng đá Việt, không ai là không biết tới HLV Lê Thụy Hải. Tiền vệ lừng danh một thời của ĐTQG cực kỳ cá tính, được ví như “Mourinho của Việt Nam”. Đặc biệt, ông không chịu luồn cúi ai, sẵn sàng bỏ qua cả ý kiến của lãnh đạo CLB, VFF hay báo chí, làm ngơ trước mọi chuyện. Cũng chính vì điều này mà HLV Lê Thụy Hải được đặc biệt danh là Hải “lơ”.
Đặc biệt, có những biệt danh được đặt chẳng dựa theo đặc điểm ngoại hình hay phong cách nào. Ví dụ điển hình là ngôi sao Hoàng Đình Tùng của Thanh Hóa. Chỉ cao 1m66, nặng chưa bao giờ tới 60 kg, nhưng biệt danh Tùng “con” lại không phải xuất phát từ vóc dáng của Đình Tùng. Vài năm trước, Thanh Hóa cũng có một tiền đạo khá nổi tiếng là Hoàng Thanh Tùng. Thanh Tùng sinh năm 1982, từng được HLV Alfred Riedl gọi vào đội U23 Việt Nam nhưng đã sớm phải giải nghệ vì bệnh tim. Vì có 2 Tùng nên Đình Tùng được đồng đội thêm từ “con” để phân biệt với đàn anh.
HLV cũng có nickname
Không chỉ các cầu thủ, các HLV đáng kính trong môi trường bóng đá Việt cũng có những biệt danh đáng yêu để “gọi cho tiện”. Khó khăn trong việc phát âm tên tân HLV trưởng của ĐTVN Falko Goetz nên cán bộ VFF đã tiện mồm gọi luôn là “ông Quyết”, vừa dễ đọc, lại vừa thân thiện, gần gũi. Trước đó HLV Calisto cũng được các học trò, báo chí và lãnh đạo VFF gọi là “thầy Tô” cho tiện. HLV trưởng người nước ngoài đầu tiên của ĐT Việt Nam Tavares được đọc thành Tạ Văn Dế. Tiếp sau đó là các ông Dido – Đi Đô, Letard – Lê Ta...
Ông Hải lơ. |
Trong làng bóng đá Việt, không ai là không biết tới HLV Lê Thụy Hải. Tiền vệ lừng danh một thời của ĐTQG cực kỳ cá tính, được ví như “Mourinho của Việt Nam”. Đặc biệt, ông không chịu luồn cúi ai, sẵn sàng bỏ qua cả ý kiến của lãnh đạo CLB, VFF hay báo chí, làm ngơ trước mọi chuyện. Cũng chính vì điều này mà HLV Lê Thụy Hải được đặc biệt danh là Hải “lơ”.
Theo Bưu điện Việt Nam