Bệnh sốt chuột đang hoành hành tại Ấn Độ

Sau lũ lụt, người dân Ấn Độ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó có sốt chuột.
Sau lũ lụt, người dân Ấn Độ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm, trong đó có sốt chuột.
TPO - Ngày 4/9, giới chức Ấn Độ cho biết, sau trận lũ lụt khủng khiếp vừa qua, hàng trăm người dân tại bang Kerala, miền nam Ấn Độ đã mắc bệnh sốt chuột và ít nhất 12 người chết.

Sốt chuột là một bệnh liên quan đến các bệnh truyền nhiễm, thuộc nhóm virut, khi bị nhiễm bệnh, cơ thể con người phát triển gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiết niệu, như thận, với sự phát triển hội chứng nhiễm độc có sốt xuất huyết. Chuột đồng và chuột rừng là mầm bệnh chính.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, vi khuẩn sốt chuột có thể thậm nhập vào cơ thể người thông qua những vết thương hở trên da hoặc thông qua mồm, mũi và mắt. Việc truyền từ người sang người là rất hiếm. Dấu hiệu ban đầu của nó là sốt cao, đau cơ, nôn mửa, mắt đỏ, rất giống triệu chứng của một số bệnh khác nên rất khó chẩn đoán.

Cùng với sốt chuột, một số bệnh dịch khác cũng đã bùng phát tại Ấn Độ sau trận lụt hồi tháng trước. Bệnh sốt xuất huyết đã làm khoảng 500 người chết và buộc hơn 1 triệu người phải đi sơ tán khỏi nhà của mình. Hơn 50.000 người đã bị tiêu chảy. Các trường hợp sốt rét, thủy đậu cũng được ghi nhận.

Cứ mỗi mùa gió mùa, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, Ấn Độ lại chịu nhiều thiệt hại về người và của cải. Trận lụt vừa qua đã khiến cho khoảng 10.000 người vẫn phải  sống tạm tại cạc trại lánh nạn, giảm nhiều so với con số kỷ lục 1,4 triệu người.

Số người chết vì bệnh dịch năm nay của Ấn Độ tính đến nay là khoảng  1.400 người tại 10 bang. Dự kiến mưa lớn sẽ quét ra nhiều khu vực ở Ấn Độ trong những ngày tới.

Theo AFP
MỚI - NÓNG