Bệnh gan nặng thêm khi điều trị bằng thảo dược bẩn mà không biết

Gan dễ gặp tổn thương do các yếu tố bên ngoài
Gan dễ gặp tổn thương do các yếu tố bên ngoài
Sử dụng thảo dược để tăng cường chức năng gan, điều trị các bệnh lý về gan đang ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính an toàn, hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, khi sử dụng nhầm thảo dược “bẩn”, gan cũng sẽ là cơ quan đầu tiên gánh chịu những hệ luỵ. Người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng, tránh gặp phải tình trạng này để không “tiền mất, tật mang”.

Thảo dược bẩn – những hệ lụy khôn lường cho người bệnh gan

Gan là cơ quan đầu tiên xử lý các chất dung nạp vào cơ thể trước khi hấp thụ. Với khối lượng gần 3kg (chiếm 2% thể trọng), gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa, miễn dịch và dự trữ chất. Gánh nặng chuyển hóa khiến gan dễ gặp tổn thương do các yếu tố bên ngoài như thực phẩm bẩn, thuốc, hóa chất, virus viêm gan…

Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng các thảo dược đã được chứng minh công dụng rất tốt đối với gan như: diệp hạ châu đắng, mật nhân hay đặc biệt là cây cà gai leo... Tuy nhiên, tình trạng dược liệu bẩn, kém chất lượng “đội lốt” dược liệu cao cấp một cách tinh vi tràn lan thị trường khiến người tiêu dùng dùng nhầm “thuốc độc” gây hệ lụy cho gan mà không biết.

-          Hệ lụy từ việc dược liệu bị phun hóa chất, hương liệu, phẩm màu. Với mục đích tăng yếu tố cảm quan, tạo màu sắc và hương vị, các nhà buôn sử dụng phẩm màu và hương liệu tổng hợp để tẩm ướp dược liệu… ngâm hóa chất bảo quản để gia tăng thời hạn sử dụng cho dược liệu. Điều này gây hại nghiêm trọng đến gan, cũng như đối với sức khỏe con người.

-          Hệ lụy cũng đến từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học dùng trong nuôi trồng dược liệu. Để cắt bớt công đoạn, cắt giảm chi phí trong nông nghiệp, gia tăng lợi nhuận, người trồng dược liệu dùng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ thay vì làm thủ công, thậm chí là phân bón hóa học giúp cây tăng trưởng. Những chất độc này không thể tiêu hủy trong 1-2 năm, thế nên hậu quả người bệnh gan phải chịu là khôn lường.

-          Hệ lụy từ việc trộn lẫn các vị dược liệu để chữa bệnh gan. Các vị dược liệu khi đã băm hoặc thái nhỏ và phơi khô thì những cây có hình thái tương đối giống nhau rất khó phân biệt. Ví dụ Cây cà gai leo thường được trộn lẫn với cây cà dại hoa trắng. Trong khi đó cây cà dại hoa trắng không những không có tác dụng đối với gan mà còn chứa độc tố cho cơ thể.

Theo Th.S Đào Quang Trung (Chuyên gia độc lập về GACP): “Khi gan yếu mà chúng ta lại sử dụng những dược liệu có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu thì đó là một điều tối kỵ đối với gan.”

Lời giải cho bài toán về dược liệu an toàn cho người bệnh gan

Để sử dụng thảo dược cho gan hiệu quả, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng, tuyệt đối không chủ quan, dễ dãi trong khâu lựa chọn nhà cung cấp dược liệu. Tiêu chí đặt ra cho thảo dược không chỉ cần phải sạch mà còn phải chứa hàm lượng hoạt chất cao và không tồn dư hóa chất độc hại.

Cho đến nay, tiêu chuẩn GACP (Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu của Tổ chức Y tế Thế giới) là tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt nhất, đã được Bộ Y tế Việt Nam áp dụng trong nuôi trồng dược liệu. Tìm đến nguồn thảo dược đạt tiêu chuẩn này chính là cách giúp người tiêu dùng giải được bài toán về dược liệu dùng cho bệnh gan.

Để được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GACP, các vùng trồng dược liệu phải được kiểm soát nghiêm ngặt từ đất trồng sạch, nguồn nước sạch, giống thuần chủng đến quy trình chăm sóc, thu hái và bảo quản. Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…

Bệnh gan nặng thêm khi điều trị bằng thảo dược bẩn mà không biết ảnh 1 Vùng trồng cà gai leo Tuệ Linh đạt chứng nhận GACP

Một trong những đơn vị tiên phong phát triển thành công vùng dược liệu đạt chuẩn GACP là Công ty TNHH Tuệ Linh với vùng trồng cà gai leo rộng 15ha tại Mỹ Đức, Hà Nội.

Được sự hỗ trợ của dự án BioTrade (Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm giúp các doanh nghiệp phát triển vùng trồng đáp ứng tiêu chí sạch, an toàn, bền vững của Liên hợp quốc), Tuệ Linh đã tiến hành một vùng trồng rất bài bản và tỉ mỉ, đáp ứng tiêu chuẩn GACP. Theo đó, cây cà gai leo thuần chủng được ươm trong nhà màng sau đó trồng dưới nền đất và mẫu nước sạch, luống cao, đất tơi xốp. Quá trình chăm sóc hoàn toàn không dùng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật... Thời điểm thu hái cũng đảm bảo để dược liệu có được hàm lượng hoạt chất cao nhất. Nhờ đó, cây cà gai leo ở đây cho hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao gấp 7-8 lần so với quy chuẩn của dược điển.

Bệnh gan nặng thêm khi điều trị bằng thảo dược bẩn mà không biết ảnh 2 Logo GACP và Biotrade trên bao bì sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh

Để giúp người tiêu dùng dễ dàng chọn đúng sản phẩm từ cà gai leo sạch chuẩn chữa các bệnh về gan, bảo vệ gan hiệu quả, các sản phẩm của Tuệ Linh từ cà gai leo như: Giải độc gan Tuệ Linh và Cà gai leo Tuệ Linh đều được gắn tem mang biểu tượng GACP và BioTrade trên bao bì. Đây là một chỉ dấu giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm an toàn, chất lượng và được xem là hy vọng mới cho bệnh nhân  gan trong bối cảnh thị trường cung cấp dược liệu còn nhiều vấn đề nhức nhối như hiện nay.

MỚI - NÓNG