Mẹ cháu bé chị, Đinh Thị Sinh (19 tuổi), ở Phù Yên- Sơn La cho biết, hai ngày đầu sau khi chị sinh cháu mở mắt được như bình thường. Đến ngày thứ ba thì thấy mắt con không mở mắt được và mắt có chảy gỉ mủ ra, chị đưa con đến bác sĩ đỡ đẻ mấy hôm trước khám xét cho.
“Bác sĩ khám qua bảo cháu không sao, chỉ cho một lọ nước muối và một lọ nhỏ nước màu đỏ nhưng em không biết là loại thuốc gì”- mẹ cháu bé cho biết.
Chị Sinh cũng cho hay, vì thấy con con mắt đau không mở được, theo thói quen ở dân địa phương là trộn sữa mẹ với nước muỗi cho con sẽ khỏi: “Em và bà ngoại cho vài giọt sữa và vài giọt nước muỗi để ra cốc rồi lấy tăm bông rửa mắt cho con, nhưng càng tra càng nặng thêm nên sau đó dừng lại đưa con lên trạm y tế huyện rồi nặng quá phải chuyển lên bệnh viện mắt TW”.
Mắt cháu bé bị viêm quá nặng
Hai loại thuốc được bệnh viện đa khoa Phù Yên- Sơn La kê cho cháu bé
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt TW cho rằng, cháu bé được chuyển lên bệnh viện chiều qua trong tình trạng giác mạc bị viêm rất nặng. “Trong trường hợp này phải xử lý ngay trong vòng 48h nhưng đây để quá chậm. Trong khi đó, hai loại thuốc mà cháu được bệnh viện đa khoa Phù Yên- Sơn La cho là Pandex và Ofloxacin đều có thành phần cấm được sử dụng”.
“Tật bẩm sinh ở mắt thường là cả giác mạc lòng trắng hoặc sừng hóa thành cục nhưng tự nhiên mà hỏng là phải sau khi trẻ ra đời. Cháu bé được đẻ thường, dù mẹ cháu bé đau đẻ tới 5 ngày nhưng nước ối không bị nhiễm trùng và cạn ối, chứ nhiễm trùng ối thì mới kèm theo viêm loét của mắt luôn”- bác sĩ Cường cho hay.
Bác sĩ Cương cho rằng, việc nhỏ sữa vào mắt trẻ khi bị đau mắt giờ thì không dùng nữa: “Đây chỉ là một trong những yếu tố bất lợi cho mắt cháu bé nặng thêm vì việc nhỏ sữa lại cung cấp nhiều yếu tố dinh dưỡng nhiễm khuẩn kí sinh. Vì thế, thay vì tác dụng dinh dưỡng thì thành canh khuẩn cho vi khuẩn sống hoành hoành”.
Nhận định về trường hợp trên, bác sĩ Hoàng Cương cho rằng, nhiều năm nay mới thấy trường hợp như thế này. Trong chiều nay, 7/11, bệnh việc sẽ làm giấy chuyển viện cho cháu bé sang bệnh viện Nhi TW với đơn thuốc kèm theo cho cháu.
Bác sĩ Hoàng Cương cũng cho biết, bệnh viện sẽ có công văn gửi cho bệnh viện đa khoa Phù Yên, Sơn La về trường hợp này.
“Giờ các bác sĩ nỗ lực giữ lại mắt cho cháu đã còn sau này phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học. Cháu bé cần khám lại sau tháng đầu tiên, rồi 3 tháng hay 6 tháng cũng cần khám. Sau một năm xem tình trạng của cháu mới có thể tính khắc phục được như thay giác mạc được.”- bác sĩ Cương cho hay.