Bầu Kiên được hay mất?

Bầu Kiên được hay mất?
TP - Có người đang nói ông Kiên mất nhiều hơn được sau những gì đang làm vì bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp VN.

> ‘Kết luận của thanh tra chưa khách quan’

Từ ngày bước chân vào làm bóng đá, số người quý bầu Kiên có lẽ ít, mà số dị ứng thì nhiều. Điều này phần nào có thể đong đếm được qua những thông tin liên quan đội bóng của ông Kiên được xếp hàng đội sổ.

Lý do hẳn là nhiều, nhưng có hai vấn đề hay được nhắc đến nhất, là triết lý làm bóng đá đi ngược lại với số đông, cùng việc khá khép kín trước báo giới của ông Kiên. Trong cảnh cả làng đua nhau phá giá, chiều theo cầu thủ, bầu Kiên lại đủng đỉnh làm vì sở thích cá nhân, nhất quyết đòi đưa bóng đá về giá trị thực.

Nhưng chuyện xấu về VPF, cá nhân bầu Kiên cũng như CLB bóng đá Hà Nội chỉ đặc biệt nhiều kể từ lúc VPF và bầu Kiên bước vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. Trọng tài sai phạm, chất lượng chưa tăng, cầu thủ bạo lực…

Cá nhân bầu Kiên bị cho là bỏ bê giải đấu chạy theo vụ bản quyền, đội bóng thì thành tích kém. CLB HN.ACB của ông Kiên trước kia bị tố nợ tiền niên liễm của VFF không chịu trả. Tin tức không hay nhiều quá, đến mức Chủ tịch Võ Quốc Thắng phải lên tiếng đính chính, cũng không khác than thở là mấy.

Ông Thắng trong một lần chia sẻ đã phải kêu gọi người hâm mộ cho thêm thời gian. Đại ý VPF mới thành lập được chừng mấy chục ngày, cơ cấu tổ chức bộ máy còn chưa hoàn thiện, khó đòi hỏi một sớm một chiều giải quyết triệt để tất cả những vấn đề vốn dĩ tồn tại hơn chục mùa giải. Dư luận gây áp lực cao quá, càng khiến VPF khó làm việc.

“Riêng anh Kiên, HĐQT công ty đã có quyết định giao giải quyết vấn đề bản quyền truyền hình. TGĐ Phạm Ngọc Viễn thì lo làm các công việc liên quan các giải đấu. Trong VPF, mỗi người một việc chứ đâu phải anh ấy ham đấu đá, quên nhiệm vụ chính? Tôi cho rằng mọi người đánh giá như vậy là chưa công bằng”, ông Thắng nói.

Lại nói tới câu chuyện nợ tiền niên liễm của HN.ACB. Trong cuộc gặp gỡ báo chí của VPF vừa qua, lại có người cắc cớ mang ra hỏi. Bầu Kiên rốt cuộc cũng phải lên tiếng giải thích, việc HN.ACB không đóng niên liễm, bởi khi Eximbank nhận lời tài trợ cho V.League thì đã đặt vấn đề các CLB sẽ không phải đóng khoản tiền trên nữa.

“Chứ sau đó, tôi đã đóng đầy đủ cho HN.ACB và cả khoản của Hòa Phát Hà Nội”-ông Kiên cho biết. Chuyện thế mới yên.

Với việc VPF khiếu nại kết luận của Thanh tra Bộ VH-TT&DL lên Thanh tra Chính phủ, tranh chấp quanh bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp VN dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài. Thắng, thua chưa rõ nhưng vì những chuyện kiểu trên, đã lại có người nói ông Kiên “được ít, mất nhiều”.

Ở đây, mất hay được của ông Kiên có thể là chuyện không quan trọng với số đông. Nhưng khi sự được, mất ấy của ông bầu lại liên can tới sự phát triển của bóng đá VN, thì đấy chắc chắn là vấn đề khiến những người hữu trách phải suy tính, cân nhắc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.