Bầu Đức 'xuất khẩu' cầu thủ: Thương mại át chuyên môn

Xuân Trường (thứ 2 bên trái) được hy vọng sẽ giúp Incheon United thu hút sự ủng hộ của khoảng 40.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Incheon. Ảnh: VSI
Xuân Trường (thứ 2 bên trái) được hy vọng sẽ giúp Incheon United thu hút sự ủng hộ của khoảng 40.000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Incheon. Ảnh: VSI
TP - Không phải ngẫu nhiên việc cả 3 ngôi sao sáng nhất của HA.GL chuyển ra nước ngoài thi đấu đều được đánh giá là một chuyến “học việc” nhằm hướng tới sự phát triển lâu dài. Những nỗ lực của HA.GL và bầu Đức mặc dù vậy, vẫn xứng đáng được ghi nhận.

Tới thời điểm hiện tại, HA.GL đã có 3 cầu thủ ra nước ngoài thi đấu: Công Phượng đầu quân cho Mito Hollyhook, Tuấn Anh tới FC Yakohama và Xuân Trường mới đây vừa ra mắt trong màu áo Incheon United. Hai CLB của Công Phượng và Tuấn Anh đều đang thi đấu ở giải hạng nhì Nhật Bản, J-League 2 còn Incheon United hiện chơi ở K-League.

Không khó để nhận ra cả 3 CLB nói trên khi tuyển mộ các cầu thủ “cưng” của bầu Đức đều không hướng tới lợi ích về mặt chuyên môn, hoặc không đặt mục tiêu quá cao về chuyên môn. Điều này đơn giản có thể nhận ra qua điều kiện về số trận Tuấn Anh, Công Phượng và cả Xuân Trường được phía đối tác của HA.GL đảm bảo. Với những cầu thủ thực sự xuất sắc, việc được ra sân thi đấu, chiếm một suất chính thức là chuyện hiển nhiên.

Đơn cử như trường hợp Xuân Trường, hợp đồng với Incheon United có điều khoản đảm bảo cho anh được ra sân trong 40% số trận của đội bóng này. Thực ra, đây đã là 1 con số rất tốt đối với một cầu thủ trẻ còn đang trong quá trình học việc. Như đánh giá của HLV Lê Thuỵ Hải, nếu chỉ xét góc độ chuyên môn, tiền vệ HA.GL khó lòng có thể thi đấu được ở K-League.

Nhiều người cho rằng cầu thủ HA.GL không thể hiện được năng lực tại V.League do lối đá bạo lực của các đội bóng. Điều này chỉ đúng một phần rất nhỏ. Trên thực tế V.League 2015 ghi nhận không có cầu thủ nào của HA.GL bị chấn thương nặng vì bị phạm lỗi. Và cũng rất khó để giải thích vì sao trong cùng một môi trường trên, các cầu thủ xuất sắc khác của Việt Nam trước đây như Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Văn Quyến, Công Vinh, Thành Lương…thậm chí cả những cầu thủ ngoại trong khu vực Đông Nam Á của HA.GL như Sakda, Kiatisuk đều tỏa sáng.

Mua cầu thủ để hút fan đồng hương?

Các thương vụ “xuất khẩu” cầu thủ của HA.GL tới thời điểm hiện tại vẫn thuần tuý được nhìn nhận ở góc độ thương mại nhiều hơn. Các đối tác nước ngoài khi ký hợp đồng với cầu thủ Việt Nam từ trước đến nay, trong đó có từ CLB HA.GL, đều hướng tới lợi ích ngoài chuyên môn. Khi ký hợp đồng 2 năm với Xuân Trường, Incheon United không giấu giếm ý đồ thu hút sự ủng hộ của khoảng 40.000 người Việt Nam ở thành phố này. Con số trên tính ở cả Hàn Quốc là 100.000 người. Hiệu ứng tiền vệ HA.GL đem lại là không cần bàn cãi, thể hiện qua số lượng người theo dõi fanpage của đội bóng này tăng lên đáng kể trong những ngày qua.

Nói những vấn đề trên không phải để phủ nhận những thành tựu của HA.GL. Những nỗ lực của bầu Đức và đội bóng phố Núi trong thời gian qua là rất đáng khích lệ. Sức hút của HA.GL ở V.League cũng chỉ ra rằng, nếu làm đúng cách, bóng đá vẫn có thể tạo ra tiền. HA.GL là một ví dụ sinh động để các CLB bóng đá ở Việt Nam nhìn vào, từ đó thay đổi trong cách suy nghĩ và định hướng làm bóng đá, hướng tới người hâm mộ nhiều hơn. Số tiền bán vé, tiền tài trợ của HA.GL đã tăng lên rất cao ở mùa giải 2015 vừa qua, dù chưa đủ để trang trải hết chi phí cho đội bóng.

Chỉ khi nhận được sự ủng hộ từ phía CĐV, bóng đá mới thực sự sống được thay vì ngửa tay xin tiền ngân sách hay từ những nhà tài trợ hảo tâm.    

Khó có thể chờ đợi các cầu thủ HA.GL sẽ được thi đấu trong một môi trường ít khốc liệt hơn khi chuyển ra nước ngoài. HLV Toshiya Miura từng cho rằng, cả Công Phượng và Tuấn Anh đều sẽ phải nỗ lực rất nhiều để có thể thích nghi được với giải J-League của Nhật Bản. Theo ông Miura, kỹ thuật của Tuấn Anh và Công Phượng rất tốt, nhưng từng đấy là chưa đủ bởi bóng đá còn cần thể lực, tư duy lối chơi.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.