Bắt bà hàng xóm ngậm “của quý” rồi chụp ảnh

Bắt bà hàng xóm ngậm “của quý” rồi chụp ảnh
Nạn nhân trong vụ việc là bà Nguyễn Thị Xoa (SN 1961) tố cáo vợ chồng bà Đinh Thị Lân (SN 1973, là hàng xóm chung một hàng rào tại thôn Xuân Đạt, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) đã có hành vi vu khống, xúc phạm, hạ nhục danh dự của vợ chồng bà trước mặt đông người.

Bắt bà hàng xóm ngậm “của quý” rồi chụp ảnh

Nạn nhân trong vụ việc là bà Nguyễn Thị Xoa (SN 1961) tố cáo vợ chồng bà Đinh Thị Lân (SN 1973, là hàng xóm chung một hàng rào tại thôn Xuân Đạt, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) đã có hành vi vu khống, xúc phạm, hạ nhục danh dự của vợ chồng bà trước mặt đông người.

Từ những mâu thuẫn nhỏ, ngày 17/11/2012, vợ chồng bà Xoa bị gia đình hàng xóm dùng dao, gậy đe dọa và bắt phải ngậm “của quý” đứa cháu trai 2 tuổi rồi chụp ảnh ngay tại nhà.

Qúa uất ức trước những hành động xem nhẹ danh dự nhân phẩm người khác, bà Xoa đã làm đơn tố cáo. Nhưng nhiều lần làm việc, gia đình hàng xóm vẫn không chịu nhượng bộ sang xin lỗi, vợ chồng nạn nhân còn bị công an xã bắt nộp phạt 150.000 đồng vì vi phạm gây rối trật tự công công.

“Câu chuyện làm quà” sinh mâu thuẫn

Bà Xoa chia sẻ: “Ngày trước hai gia đình sống cạnh nhau rất thân thiết, nhà nào có lễ tiệc hay có miếng gì ngon cũng í ới gọi nhau sang cùng chung vui. Thế mà cũng chỉ vì lời ăn tiếng nói hàng ngày dẫn đến xung đột như hôm nay, làm tôi ấm ức mà sinh bệnh trong thời gian qua”.

Vợ chồng bà Xoa thuật lại câu chuyện.
Vợ chồng bà Xoa thuật lại câu chuyện..

Mọi chuyện bắt đầu từ việc gia đình chị gái bà Xoa (ở cùng cụm dân cư) bị mất cắp cà phê. Người mất cắp chửi bóng gió và nghi ngờ cho con gái người hàng xóm lấy cắp. Rồi một lần bà Xoa với bà hàng xóm tên Lân ngồi “buôn chuyện” về việc nên hay không nên nghi ngờ trong vụ mất cắp trên. Tiện thể câu chuyện, bà Lân trách chồng bà Xoa không bớt tiền xát cà phê cho nhà mình.

Mang thắc mắc của bà Lân về hỏi chồng, chồng bà mắng lại: “Giá làng là vậy, bớt tiền thì chỉ có ngủ cùng tôi à?”. Nghe chồng trả lời vậy bà cũng thật bụng, khi đi chợ chiều ở thôn gặp bà Lân và con dâu đang đi chợ nên chuyển lời của chồng mình.

Cũng trong thời gian này, chồng bà Xoa sang nhà của người bị nghi ăn cắp cà phê chơi thi bị chủ nhà mắng và tỏ thái độ rất bức xúc. Tìm hiểu sự việc, được biết bà Lân có nói chuyện với với ông này rằng: “Bà Xoa đi nói xấu ông ở đám cưới, và bắt nhà ông phải sang xin lỗi vợ chồng bà ấy”. Khi nghe câu chuyện, bà Xoa đã tất tả chạy sang nhà ông này, khẳng định mình không nói chuyện gì, tìm người làm chứng để thanh minh.

Rồi bà Xoa tìm sang nhà bà Lân nói chuyện mong “phân tích phải trái về vấn đề dựng chuyện vu oan, và muốn bà Lân rút kinh nghiệm để không gây mất đoàn kết và sứt mẻ tình làng xóm”. Nhưng khi sang nhà, thấy gia đình nhà bà Lân đang tổ chức tiệc đông người nên cả hai cùng ra về, cuộc “thương thuyết” đầu tiên vậy là tan vỡ.

Hai ngày sau, vào trưa 17/11, con dâu của bà Lân sang nhà bà Xoa mời qua nhà nói chuyện. Vợ chồng bà Xoa vừa đi chơi phố về, đang ăn mặc đẹp, ban đầu cứ nghĩ sang để được nghe lời xin lỗi. “Thế nhưng vợ chồng tôi không lường trước được hàng xóm lại “lật kèo” và đưa chúng tôi vào một cái bẫy, bắt vợ chồng tôi phải nhận tội xúc phạm danh dự của họ”, bà Xoa nhớ lại.

Bắt ngậm “của quý” của cháu mới được về

Khi hai ông bà vừa bước vào nhà, đã thấy trong nhà bà Lân có mặt rất đông người. Trong đó còn có cả công an viên của thôn, và ông phó thôn cùng anh em họ hàng gia đình bà Lân. Vợ chồng bà Xoa vừa ngồi lên ghế thì ngay lập tức bà Lân đứng dậy, trỏ vào mặt, nói bà Xoa đã sỉ nhục mình tại chợ chiều bằng câu nói “bớt tiền thì chỉ có ngủ cùng tôi à?”. Bà Lân cho rằng lời nói đó là sỉ nhục, làm mất danh dự của mình.

Bà Xoa cố phân trần: “Tôi chưa tận mắt chứng kiến chị ngủ với chồng tôi, cũng chưa bao giờ đánh ghen, tôi chỉ gặp chị để nói lại lời chồng tôi, nếu giảm giá xát cà phê thì có mà chồng tôi ngủ với cô thì mới có giá rẻ, chứ không có ý sỉ nhục”.

Cả hai phụ nữ đều cố giành phần thắng về mình nên cuộc đấu khẩu giữa hai người không ai chịu nhường ai trước mặt rất đông người. Bên nào cũng cho rằng mình đúng. Cuối cùng, anh của chồng bà Lân cầm một cây gậy ra đứng án ngữ ngay cửa ra vào, còn con trai của bà Lân cầm một con dao.

Bà Xoa kể lại, chồng bà Lân khi ấy nói: “Lân, danh dự của em đâu rồi?. Ai sỉ nhục vợ tao thì phải để vợ tao tụt quần cho người đó ngửi “chỗ kín”, nếu không thì đừng mong ra khỏi nhà tao”. Con trai của bà Lân cũng lăm lăm con dao xông lên: “Ai sỉ nhục mẹ tao, nếu không làm theo lệnh bố tao, sẽ đâm chết”.

Bà Xoa ngậm ngùi: “Lúc này, vợ chồng tôi quá hoảng sợ và biết không còn đường lùi nữa nên tôi đành nhận phần sai về mình và làm theo những lời của anh hàng xóm để bảo toàn tính mạng mà ra về”. Nhưng khi bà Lân vừa tụt quần đến chớm lưng thì mọi người tập trung ở đó bỏ chạy ra sân nên người này không tụt quần nữa.

Thế nên sau đó chồng bà Lân bắt thực hiện điều kiện khác: “Nếu vậy phải ngậm “của quý” của cháu tao thì tao mới để yên cho ra về”. Lúc này, cậu con trai của bà Lân đã bế đứa con trai mới 2 tuổi lên, tụt quần đứa bé rồi đưa ra trước mặt của bà Xoa.

“Vì sợ nhà hàng xóm đánh nên tôi đồng ý ngậm “của quý” đứa bé. Thế nhưng khi tôi thực hiện thì chồng bà Lân lại lấy máy ảnh chụp, sau đó còn bắt ép tôi thực hiện thêm 2 lần nữa mới cho vợ chồng tôi ra về trong ấm ức. Lúc tôi bị bắt ép cũng có một số người ra can ngăn, một người còn bị dao cứa vào tay cháy máu.

Sự việc diễn ra có mặt chính quyền thôn nhưng mà những người này không can thiệp. Họ đứng chứng kiến gia đình chị Lân hạ nhục vợ chồng tôi. Ở tầm tuổi xế chiều như vợ chồng tôi mà phải bị sỉ nhục trước đông người, lại còn phải ngậm “của quý” thằng cháu của nhà nó; thế là quá oái ăm, cư xử quá tệ với chúng tôi”.

Vợ chồng bà Xoa đã làm đơn tố cáo lên chính quyền xã. Công an đã mời hai gia đình tới làm việc, cho cả hai gia đình ký vào biên bản hòa giải, thông báo buổi tối hôm hòa giải sẽ cùng gia đình bà Lân sang nhà xin lỗi vợ chồng bà Xoa. Thế nhưng cho đến nay thì lời xin lỗi đó vẫn là “một thứ xa xỉ”.

Một lần nữa gia đình bà lại làm đơn lên công an xã, và tiếp tục được giải quyết hòa giải. Nhưng cuộc hòa giải lần hai bất thành vì gia đình bà Lân nhất quyết không nhận mình đã làm sai và không ai chịu đứng ra làm chứng sự việc.

Bà Xoa cho biết: “Sau đó nghe lời trưởng công an xã bảo muốn gửi đơn lên toà phải nộp 150 nghìn tiền lệ phí, 5 ngày sau tôi mang tiền nhưng được ghi cho một biên lai có nội dung là... nộp phạt vì gây rối trật tự”. Theo lập luận của công an xã thì bà đã gây rối ở buổi chợ chiều nói lời xúc phạm bà Lân.

Sau sự việc, vợ chồng ông bà ấm ức gần một năm trời nay, chồng bà đổ bệnh phải nằm viện mất mấy tháng trời. Vợ chồng buồn bực nên chẳng muốn làm ăn gì, máy xay cà phê của gia đình cũng bán đi. “Người làm sai thì không sao, còn vợ chồng tôi lại phải nộp phạt vì một lỗi không có thực. Những người có mặt ngày 17/11 không ai chịu ra làm chứng, thì ông nhà tôi đã đã dùng điện thoại có chức năng ghi âm nhờ con cháu bật từ ở nhà và bí mật tìm đến gặp, trao đổi cùng những người đã chứng kiến cảnh vợ chồng tôi bị làm nhục”, bà Xoa kể.

Vợ chồng ông bà mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ trắng đen để bên gia đình hàng xóm có lời xin lỗi, và phải minh oan cho gia đình mình không phải là người đã sỉ nhục người khác.

Theo Xa lộ pháp luật

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.