Bảo Cường 'Vượt qua bão giông'

Bảo Cường 'Vượt qua bão giông'
TP - Nghệ sĩ ngâm thơ, thổi sáo Bảo Cường là kẻ si Huế. Mỗi kỳ Festival anh về Huế không chỉ tham gia biểu diễn, mà còn trăn trở, nghĩ cách được góp chút gì “rất Huế”. Lần này, anh cho ra mắt năm ấn phẩm.

> Ba chương trình hưởng ứng Festival của Tạp chí Sông Hương

Bảo Cường 'Vượt qua bão giông' ảnh 1

Mỗi kỳ Festival Huế đều có những chương trình do các tổ chức, cá nhân hưởng ứng. Nói nôm na là những chương trình được xã hội hoá từng phần, hoặc toàn phần.

Cách đây chừng hai tháng, Bảo Cường từ TPHCM ra Huế lo việc in ấn cùng lúc năm ấn phẩm để kịp ra mắt độc giả cố đô trong dịp Festival.

Bộ tác phẩm mới của anh gồm bộ ba tự truyện Vượt qua bão giông (NXB Văn học-2012), in song ngữ Việt-Anh, Việt Pháp, Việt-Hoa; cuốn thứ tư là Bảo Cường - tác phẩm và dư luận (NXB Văn học-2012); cuốn thứ năm là Thơ tình Bảo Cường (NXB Văn học-2012).

Tôi gặp Bảo Cường lần đầu tiên khi tác nghiệp tại Liên hoan Hát ru toàn quốc lần thứ nhất, hồi năm 1992.

Từ đó, mỗi năm chúng tôi gặp lại nhau từ một đến vài lần. Nhưng 18 năm sau, khi Bảo Cường ra cuốn tự truyện Sau một cuộc đời (NXB Lao động, 2010) thì tôi mới hiểu hết cuộc đời đầy sóng gió và nghiệt ngã của anh.

Dịch giả Bửu Ý nói rằng, tự truyện của Bảo Cường lột tả bản thân đến tận cùng. Ông gọi đó là phong cách “tự chuốc nhục”, tự nhấn chìm mình để làm nảy ra những đoá hoa ý tưởng…Nó có hiệu quả dễ gây ra nơi người đọc sự cảm thông và thiện cảm.

Vượt qua bão giông là Sau một cuộc đời tái bản lần thứ nhất, có bổ sung, và được dịch ra ba thứ tiếng. Không ai ngờ một người “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” như Bảo Cường lại có cuộc đời bầm dập đến như thế.

Bỏ quê vào Sài Gòn để trốn đi lính nhưng không thoát được quân dịch. Mấy lần đào ngũ bị bắt vào tù. Vài lần trốn trại, sống chui lủi khắp nơi. Sau năm 1975 lại đi học tập, cải tạo lao động.

Suốt 20 năm thời trai trẻ của Bảo Cường nghiệt ngã như thế. Anh tự bạch: Với tôi, nghiệp văn chương bắt nguồn từ thân phận bị đẩy đưa vào chốn đoạ đày, tù tội... Nỗi khổ tâm giằng xé không biết bày tỏ cùng ai nên viết để quên, và cố gắng vượt lên nỗi phiền muộn...

Vượt qua bão giông dĩ nhiên trước hết phải nhờ vào nội lực, nhờ nghị lực của chính bản thân nhân vật. Với Bảo Cường còn nhờ lối sống, sự chân thành với mọi người ở trong mọi hoàn cảnh.

Nhà thơ Võ Quê nói, Bảo Cường không đơn độc trong vòng tay bè bạn, dù ở quê nhà hay “nửa vòng trái đất”.

GS Hoàng Như Mai nói chính xác hơn: Cái chất nghệ sĩ đã giúp anh thoát khỏi những tai nạn của cuộc đời. Nhà văn Tô Nhuận Vỹ nhận ra trong cuộc đời Bảo Cường có quá nhiều ân oán.

Nhưng ân thì ghi tạc, oán thì không trả. Tất cả chỉ cần một tiếng sáo, một câu mái nhì hỉ xả. Cái thiệt thà đó từ cuộc đời đã nhập vào trong nghiệp thi ca, là cái chất hấp dẫn nhất của hồi ký Bảo Cường.

Theo nhà văn Trần Thuỳ Mai, cuộc đời Bảo Cường là một bức tranh rất đẹp về ý chí quyết sống. Vượt qua bão giông là khúc ca sinh tồn, giản dị, mộc mạc nhưng rất cảm động, bởi nó đúc kết từ bản lĩnh sống của một con người.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.