Bánh Việt đấu tranh với tâm lý chuộng hàng ngoại.
Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), doanh thu của ngành bánh kẹo Việt trong năm 2018 dự kiến đạt 40.000 tỷ đồng. Đây là kết quả khá ấn tượng so với doanh thu 26.000 tỷ đồng trong năm 2013 và hơn 27.000 tỷ đồng vào năm 2014. Bánh quy - cookies là nhóm sản phẩm chiếm 54% tỉ trọng sản lượng ngành bánh kẹo tại Việt Nam, đây là nhóm sản phẩm chính phục vụ nhu cầu biếu tặng tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đặt bàn cân với bánh kẹo ngoại nhập thì thị phần của các công ty bánh kẹo nội có phần bị lép vế. Bánh kẹo ngoại nhập đang thu hút nhiều người mua dù có mức giá cao hơn hàng nội địa 10% - 20%. Sản phẩm ngoại nhập có mẫu mã bao bì đẹp, chủng loại đa dạng, quảng cáo bao phủ các kênh truyền thông. Bên cạnh đó, do tâm lý người tiêu dùng Việt chuộng hàng ngoại nên dòng bánh kẹo nhập ngoại đang chiếm ưu thế trên thị trường.
Chị Hằng – Q. 3, TP.Hồ Chí Minh chia sẽ: “Tôi biết bánh Việt ngày nay tốt hơn, chất lượng được nâng cao nhưng tặng quà mà chọn bánh Việt tôi e người nhận sẽ đánh giá mình không cao, vì bánh Việt tôi thấy ít quảng cáo quá, không ai nhận ra”. Cùng quan điểm với chị Hằng, khi chúng tôi đến một cửa hàng bán bánh kẹo lâu năm tại Q10 – chị Hương chủ của hàng cho biết: “Bánh Việt thời gian này tốt lắm, thậm chí nhiều khi thấy hộp bánh Việt còn đẹp hơn cả hộp bánh Thái, Malaysia, Indonesia nhiều. Chất lượng bánh cũng ngon hơn nhưng khi người mua nghe sản xuất tại Việt Nam thì họ lại quay sang chọn mua hộp bánh Thái Lan. Tôi biết chắc hộp đó sẽ không ngon bằng sản phẩm trong nước và người đi mua cũng chưa hề nắm thông tin về nhà sản xuất ngoại như nắm thông tin công ty sản xuất bánh ở Việt Nam, nhưng vì họ ưa chuộng hàng ngoại nên họ lựa chọn”.
Đó là phần lớn lý do người tiêu dùng đưa ra khi không chọn bánh Việt và đây là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp sản xuất bánh – kẹo trong nước.
Khi chiếc bánh Cookies của người Việt lên tiếng
Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước sản xuất bánh – kẹo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thị trường cáng thu hẹp hơn khi vào năm 2016 hàng loạt thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng của Việt Nam dần rơi vào các tay các tập đoàn lớn nước ngoài. Doanh nghiệp Việt muốn tiếp tục trụ vững khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế và mở cửa thị trường thì phải thay đổi chiến lược như: cải tiến chất lượng, mẫu mã, đa dạng sản phẩm - bao bì, đầu tư dây chuyền hiện đại, chú trọng quảng cáo... Công ty Cổ Phần Bibica – một trong những doanh nghiệp mang thương hiệu Việt mang thương hiệu Việt có chỗ đứng trong thị trường nội địa lâu năm là một ví dụ điển hình. Nơi đây đã sản xuất các sản phẩm quen thuộc như: kẹo Bốn Mùa, Tứ Quý, Migita, Quê Hương, bánh bông lan HURA … đã gắn liền với thế hệ 7X, 8X của người Việt. Công ty đã và đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để cạnh tranh trực diện với dòng thác hàng ngoại. 21 năm liền được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao, Bibica cũng là một trong 100 DN tiêu biểu của TP.Hồ Chí Minh năm 2018, do Sở Công Thương và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Việt Nam bầu chọn.
Theo đại diện Bibica cho biết “Hiện Bibica đã sở hữu các dây chuyền hiện đại của Châu Âu, cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành bánh kẹo Việt Nam được Tổ chức BVQI (Anh Quốc) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 và nay đang là ISO 22000. Chúng tôi hiểu rõ khẩu vị người Việt nhất, hiểu người Việt thích gì, cần gì, áp dụng đưa những điều đó vào trong sản phẩm và cả trong thiết kế bao bì sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có thể nói không thua kém gì hàng ngoại và giá cả rất cạnh tranh. Cái duy nhất các doanh nghiệp Việt cần ở đây là niềm tin của người tiêu dùng dành cho sản phẩm Việt”.
Hiện nay trên thị trường, dòng bánh Goody của Bibica được cho là nổi trội nhất, sản phẩm này vừa qua cũng được UBND TP.Hồ Chí Minh chọn đưa vào nhóm sản phẩm chủ lực cùa thành phố để đầu tư phát triển trong giai đoạn 2018 – 2020.
Ông Phan Văn Thiện_Phó Tổng Giám Đốc Bibica cho biết: “Bánh Goody được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín và hiện đại của Châu Âu. Với nguyên vật liệu chính là lúa mì của Mỹ và bơ vàng của Bỉ, cùng các nông sản như: Điều, nho khô của các doanh nghiệp uy tín của Việt Nam. Công thức bánh được nghiên cứu từ các chuyên gia Bibica có kinh nghiệm trên 20 năm sản xuất bánh Cookies. Chúng tôi tự tin chất lượng bánh Goody không thua gì các sản phẩm ngoại cùng phân khúc của các nước bạn lân cận như Thái Lan, Malaysia, Indonesia với các nước Âu Mỹ. Đó là ly do vì sao Goody được chọn là sản phẩm chủ lực của TP.Hồ Chí Minh và mặt hàng này không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu đi các nước.”
Từ chiến lược của Bibicacho thấy rằng chiếc bánh Cookies Việt Nam thực chất có thể cạnh tranh toàn diện về chất lượng, giá cả, kiểu dáng bao bì với các loại bánh ngoại. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất của doanh nghiệp Việt là hạn chế về nguồn lực tài chánh dành cho quảng cáo so với các doanh nghiệp ngoại nên người tiêu dùng vẫn chưa biết nhiều, do vậy bánh kẹo Việt rất cần khách hàng sân nhà tin tưởng và ủng hộ.
Tin vào con người Việt - chất lượng Việt, tin rằng kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển sẽ có nhiều sản phẩm Việt Nam vươn tầm để cạnh tranh với hàng ngoại. Tin vào các daonh nghiệp Việt với cái tâm và tầm của người kinh doanh mong muốn đưa thương hiệu Việt phát triển xa hơn.