Dừa
Nước cốt dừa là một bài thuốc tự nhiên và đơn giản để trị loét lưỡi. Nước cốt dừa có thể dùng để súc miệng. Cách này nên được thực hiện ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Baking soda
Trộn 1 thìa baking soda (bột nở) và 1 thìa nước. Bôi trực tiếp hỗn hợp này lên vết loét. Baking soda có những đặc tính có lợi giúp làm giảm số lượng vi khuẩn ở lưỡi. Bạn thậm chí có thể pha một thìa đầy baking soda với nước ấm sau đó súc miệng trước khi đi ngủ.
Trà hoa cúc
Hoa cúc là một vị thuốc đã được sử dụng từ rất lâu. Hoa cúc có tính kháng khuẩn và chống viêm rất có lợi trong điều trị loét miệng lưỡi. Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu vết rộp hay vết loét lưỡi. Bạn nên uống trà hoa cúc 3-4 ngày để giảm các triệu chứng loét.
Nha đam
Nước ép chiết xuất từ nha đam là bài thuốc tốt nhất để loại bỏ các vết loét. Bạn chỉ cần súc sạch miệng với nước ép nha đam. Thậm chí vò một lá lô nha đam lấy nước bôi trực tiếp lên vết loét cũng có tác dụng.
Nghệ và mật ong
Bạn có thể giã nghệ lấy nước và bôi lên chỗ loét. Cách khác là trộn một thìa cà phê mật ong với 1/4 thìa bột nghệ vào bát tạo thành bột nhão. Dùng tăm bông sạch bôi loại bột này lên vết loét.
Dầu đinh hương
Đinh hương có khả năng làm giảm đau miệng và là bài thuốc hiệu quả chữa loét miệng. Lấy ½ thìa dầu oliu trộn với 5 giọt dầu đinh hương. Trộn hai loại dầu này trong bát và ngâm một miếng bông gòn trong hỗn hợp này. Đắp miếng bông này trực tiếp lên vết loét khoảng 10 phút.
Mận
Súc miệng bằng nước mận giúp giảm các vết loét gây đau. Bạn cũng có thể nhúng một miếng bông trong nước ép mận và đặt nó lên vết loét trên lưỡi.
Ngoài những cách trên, ăn nhiều rau và trái cây có hàm lượng vitamin B cao (các loại rau lá xanh, ngũ cốc lúa mì và các loại trái cây họ cam quýt) cũng có hiệu quả trong điều trị viêm loét miệng và lưỡi.