Cổng vào một khu trại phụ của trại Auschwitz |
Năm 1940, phát xít Đức cho xây dựng một trại tập trung có thể giam giữ hàng trăm nghìn người tại khu ngoại ô thành phố Oswiecim (Ba Lan), về sau tên thành phố được đổi thành Auschwitz. Lý do chính: Quân đội Đức Quốc xã đang đẩy mạnh các chiến dịch truy bắt người Do Thái ở Ba Lan trong khi các nơi giam giữ tù nhân bị quá tải và cần mở rộng gấp.
Kế hoạch xây dựng khu trại yêu cầu: Phải lớn nhất trong tất cả các trại tập trung được xây dựng từ đầu những năm 1930; Phải nằm tại trung tâm vùng chiếm đóng của phát xít Đức ở châu Âu; Phải thuận tiện cho việc chuyên chở tù nhân, lương thực... từ Ba Lan đi khắp châu Âu và ngược lại.
Ngày 27/1 tới, nguyên thủ của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng hơn 10.000 người đến từ các nước sẽ đến thành phố Auschwitz (Ba Lan) để dự lễ kỷ niệm 60 năm ngày Hồng quân Liên Xô giải phóng trại tập trung Auschwitz. Đây là nơi phát xít Đức sát hại hơn 1 triệu người Do Thái từ năm 1940 đến 1945, phần lớn là những người Do Thái đến từ các quốc gia châu Âu. |
Giữa năm 1940 khu trại được xây dựng xong với tên gọi Trại Auschwitz. Khu trại cũng trở thành nơi phát xít Đức, hơn 1 năm sau đó, tiến hành kế hoạch “Giải pháp cuối cùng về vấn đề người Do Thái” để sát hại hơn 1 triệu người Do Thái. Đây cũng là kế hoạch tàn sát người Do Thái quy mô lớn nhất do phát xít Đức tiến hành.
Trại gồm 3 khu độc lập:
- Khu đầu và cũng là khu “cổ” nhất với tên gọi “Trại chính” về sau được đổi thành Trại Auschwitz I. Đây là nơi phát xít Đức giam giữ các tù nhân với số lượng dao động từ 15.000 đến hơn 20.000 người.
- Khu thứ hai có tên “Trại Birkenau” và được đổi tên về sau là Auschwitz II-Birkeneau. Đây là nơi từng giam giữ hơn 90.000 tù nhân hồi năm 1944 và cũng là khu lớn nhất trong tổ hợp trại tập trung Auschwitz. Trại được xây dựng và mở rộng năm 1941 trên khu vực làng Brzezinka, cách thành phố Oswiecim khoảng 3 km. Toàn bộ nhà cửa trong làng bị phá hủy sau khi quân đội phát xít dùng vũ lực buộc mọi người rời làng để lấy chỗ xây dựng trại. Phần lớn nhất của khu trại, cũng là nơi về sau được phát xít Đức dùng để tiến hành các các vụ sát hại hàng loạt, được xây dựng ở Birkenau.
Mặt phía trước của khu trại Auschwitz II-Birkeneau |
Trong quãng thời gian giữa năm 1942 đến 1944, hơn 40 khu trại phụ đã được xây dựng thêm để phục vụ các nhu cầu của quân đội Đức quốc xã. Khu trại phụ lớn nhất trong số các trại phụ là Trại Buna (với 10.000 tù nhân). Khu trại này do tập đoàn IG Farbenindustrie của phát xít Đức xây dựng để sản xuất các trang thiết bị phục vụ quân đội. Lao động là những tù nhân bị giam ngữ trong khu trại.
Tháng 11/1943, trại phụ Buna chính thức trở thành Trại Auschwitz III-Monowitz với các trại phụ phát triển về sau. Toàn bộ các khu trại Auschwitz bị cách biệt với thế giới bên ngoài bằng những lớp tường và hàng rào thép gai dầy đặc. Mọi liên lạc với thế giới bên ngoài hoàn toàn bị cấm. Khu nhà chỉ huy trung tâm của toàn khu trại được những đơn vị lính SS canh giữ nghiêm ngặt.
Đến những nhà hơi ngạt khổng lồ
Thời gian đầu, khu trại chỉ được dùng để giam giữ các tù nhân người Ba Lan. Về sau các tù binh chiến tranh Liên Xô cùng các tù nhân nhiều quốc tịch khác cũng bị đưa đến đây. Khi những chuyến tầu chở người Do Thái đổ dồn đến khu trại đầu năm 1942, các chỉ huy Quốc xã bắt đầu sử dụng đến những phòng hơi ngạt đầu tiên để giảm bớt số tù nhân tại các trại.
Một khu trại "con" của Trại Auschwitz được dùng làm nơi giam giữ người Do Thái |
Theo kế hoạch hủy diệt dân tộc Do Thái của trùm phát xít Hitler, Auschwitz trở thành “lò giết người hàng loạt” lớn nhất trong lịch sử loài người. Phần lớn những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em Do Thái và cả các tù nhân chính trị Ba Lan bị đầy đến Auschwitz sau một thời gian đều bị sát hại trong các lò hơi ngạt khổng lồ.
Nổi tiếng nhất trong các lò hơi ngạt là Phòng hơi ngạt số 1 với mệnh danh “Căn nhà nhỏ mầu đỏ”, do được xây bằng gạch đỏ. Phòng hơi ngạt số 1 gồm 2 phòng làm ngạt nhỏ hoạt động từ giữa năm 1942 đến mùa hè năm 1943. Chỉ tính từ tháng 6 đến tháng 12/1942, phát xít Đức đã sát hại 600.000 người, trong đó có 550.000 người Do Thái tại khu trại.
Khi Chiến tranh thế giới lần 2 gần kết thúc, các chỉ huy SS bắt đầu phá hủy các phòng hơi ngạt cùng nhiều tòa nhà, tiêu hủy tài liệu về kế hoạch tàn sát người Do Thái. Tháng 1/1945, phát xít Đức đặt thuốc nổ phá hàng loạt các phòng hơi ngạt trong khu trại trước khi rút chạy cùng hơn 60.000 tù nhân. Cho đến nay chỉ còn tổ hợp phòng hơi ngạt số 2 là còn được giữ gần như nguyên vẹn
(Theo Globe and Mail, Auschwitz.org)
Những điểm mốc của khu trại Tháng 5/1940: Phát xít Đức xây dựng khu trại tập trung Auschwitz gần thành phố Oswiecim. Ngày 14/7/1940: Những tù nhân chính trị Ba Lan đầu tiên được đưa đến khu trại. Tháng 11/1941: Khu trại mở rông ra khu vực Birkenau và Monowitz. Mùa xuân 1942: Phát xít Đức tiến hành những vụ tàn sát bằng hơi ngạt đầu tiên Tháng 5/1943: Phát xít Đức tiến hành các cuộc thử nghiệm khí độc đầu tiên trên các tù nhân. Ngày 7/10/1944: Các tù nhân Do Thái tại một số khu trại tổ chức “nổi dậy” Ngày 27/1/1945: Hồng quân Liên Xô giải phóng khu trại. Số nạn nhân của nạn diệt chủng do phát xít Đức: Năm 1933-1940: gần 100.000 người Năm 1941: 1.100.000 người Năm 1942: 2.700.000 người Năm 1943: 500.000 người Năm 1944: 600.000 người Năm 1945: Hơn 100.000 người Tổng cộng: 5 100 000 người Số người bị sát hại tại các trại tập trung của phát xít Đức Trại Auschwitz: 1.000.000 người Trại Treblinka: 750.000 người Trại Belzec: 550.000 người Trại Sobibor: 200.000 người Trại Chelmno: 150.000 người Trại Majdanek: 50.000 người Trại Autres: 300.000 người |