Ở Đà Nẵng, Mặt trăng bắt đầu “ăn” Mặt Trời lúc 6h45. Đây là hình ảnh đầu tiên ghi nhận được về nhật thực ở Đà Nẵng. Ảnh: CLB Thiên văn Đà Nẵng
Hình ảnh nhật thực gần đạt cực đại ở Đà Nẵng. Ảnh: CLB Thiên văn Đà Nẵng
Lúc 7h45, Nhật thực cực đại ở Đà Nẵng với độ che phủ của Mặt Trăng với Mặt Trời là 36%. Ảnh: CLB Thiên văn Đà Nẵng
Nhiều du khách nước ngoài cũng đón nhật thực ở Đà Nẵng. Ảnh: CLB Thiên văn Đà Nẵng
Nhật thực ghi nhận tại TPHCM. Nhật thực bắt đầu ở TPHCM lúc 6h35, đạt cực đại lúc 7h34 với độ che phủ của Mặt Trăng với Mặt Trời là 52,2%.
Nhật thực tại TPHCM được một facebooker Khang Thai chia sẻ
Nhật thực tại Bình Định. Đây cũng là tỉnh thuận lợi quan sát lần Nhật thực này. Nhật thực ở Bình Định bắt đầu lúc 6h41, đạt cực đại lúc 7h40 với độ che phủ là 43,2%.
Nhật thực là hiện tượng thiên văn kỳ thú, xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển giữa Mặt Trời và Trái Đất, chặn ánh sáng đến từ Mặt Trời và tạo thành bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.
Nhật thực diễn ra sáng nay là nhật thực toàn phần (Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, hình thành vùng bóng tối và nửa tối trên Trái Đất) nhưng đường đi của phần Nhật thực toàn phần chỉ qua một phần ở miền trung Indonesia và Thái Bình Dương. Khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và phía bắc nước Úc quan sát được nhật thực một phần (Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn Mặt Trời).
Tại Việt Nam tất cả các tỉnh, thành phố đều có thể quan sát được nhật thực với độ che phủ Mặt Trời của Mặt Trăng dao động từ 20% - 60% tùy địa phương. Tuy nhiên, do miền Bắc thời tiết nhiều sương nên việc quan sát không thể thực hiện được. Trong khi đó, các tỉnh thành phía Nam, từ Đà Nẵng trở vào quan sát tốt với độ che phủ cực đại từ 30-60%.