1. Thực phẩm sống trong lẩu phải được nấu chín
Người ăn lẩu rất dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng nếu thịt sống, hải sản sống, rau sống chỉ được trụng sơ. Cần lưu ý và đảm bảo tất cả các món trong nồi lẩu đều được nấu sôi để đạt hiệu quả khử trùng.
2. Ăn lẩu quá 2 lần một tuần
Dù có “nghiện” món này đến mức nào cũng chỉ nên ăn lẩu 1-2 lần một tuần. Đặc biệt, khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu. Vì nếu dạ dày, đường ruột liên tục làm việc thì khả năng bài tiết sẽ giảm đi. Lâu ngày, người ăn sẽ bị rối loạn tiêu hóa.
3. Những thực phẩm nên “gia tăng” trong món lẩu
Đó chính là đậu phụ và rau xanh để trung hòa với thịt mỡ. Đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hỏa, trị khát. Rau xanh thì có tác dụng điều hòa, trừ nóng, giải độc và cung cấp vitamin cho người ăn.
Ngoài ra, trước và sau khi thưởng thức món lẩu, có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước ép trái cây để làm mát cơ thể.
4. Không nên ăn lẩu quá cay
Vị cay không hề tốt cho sức khỏe của những người mắc bệnh ngoài da, người viêm họng mãn tính, thường xuyên chảy máu cam, những người mắc bệnh về hệ tiêu hóa như đau bao tử, bị bệnh trĩ, nứt hậu môn và những người đang có bệnh về răng miệng.
Ăn lẩu quá cay sẽ khiến cho bệnh về tiêu hóa thêm trầm trọng.
5. Những đối tượng tuyệt đối không nên ăn lẩu kẻo “rước họa vào thân”
- Bệnh nhân gút, tiểu đường, cao huyết áp: Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… trong món lẩu là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều chất purine khiến cho bệnh tình càng thêm trầm trọng.
- Phụ nữ mang thai: nếu chẳng may thực phẩm và rau sống trong lẩu không được nấu chín thật kĩ thì sẽ dễ mắc bệnh về ký sinh trùng như sán lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi.