Rau cung cấp đến trên 80 phần trăm nhu cầu vitamin và khoáng chất. Ảnh : Phạm Anh |
2. Rau giúp giải độc, thải độc. Cơ thể chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa tiêu hóa và phân giải. Rau xanh có tác dụng phân giải độc tố tích tụ trong cơ thể, sau đó thải ra ngoài.
3. Rau nhuận tràng. Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều cellulose có tác dụng kích thích co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
Nhiều loại rau xanh có chứa thành phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và acid hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể.
Hàng ngày, vào sáng sớm uống một cốc trái cây sinh tố sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đổi chất. Do có nhiều chất xơ trong rau quả, hầu như các loại nước rau quả ép đều có tác dụng lợi đại tiểu tiện. Người hay bị táo bón uống nước rau quả ép giúp điều chỉnh chức năng cơ thể rất có hiệu quả.
4. Điều hòa cân bằng acid và kiềm trong cơ thể. Trong bữa ăn hàng ngày, ta thường sử dụng nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật như cá, thịt, trứng, nội tạng động vật, những thực phẩm chứa khá nhiều lưu huỳnh và phosphor nên, trong quá trình trao đổi chất, cơ thể xuất hiện tình trạng nhiều acid, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trong khi đó rau xanh chứa nhiều nguyên tố vi lượng như ka li, natri, canxi, ma giê, v.v, khiến cơ thể xuất hiện nhiều hoạt chất tính kiềm. Vì vậy, ăn nhiều rau xanh có thể giúp cân bằng giữa acid và kiềm, có lợi cho sức khỏe.