Agribank đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Agribank luôn thực hiện tốt vai trò là trụ đỡ của tam nông, nguồn vốn Agribank phủ khắp từ thành thị tới nông thôn, từ miền núi xa đến hải đảo, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của kinh tế địa phương. Thông qua chương trình tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi, tổ vay vốn, dịch vụ ngân hàng lưu động, dịch vụ thẻ dành cho tam nông… Agribank đã và đang cung ứng vốn tới mọi miền tổ quốc, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khắp các vùng miền.

Dịch vụ ngân hàng lưu động thu hẹp khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng vùng xa

Dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank được triển khai thử nghiệm từ cuối năm 2017 và triển khai chính thức từ năm 2018 đến nay. Đây là mô hình hiệu quả trong việc đưa dịch vụ ngân hàng tài chính hiện đại đến người dân, đặc biệt người dân vùng sâu vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn và chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng.

Khi chưa có ngân hàng lưu động của Agribank, có những nơi, khách hàng phải vượt qua quãng đường núi gập ghềnh tới trên 40km để tới được phòng giao dịch ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank đã xóa nhòa khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng trong quá trình di chuyển tới địa điểm giao dịch, tiết kiệm thời gian, công sức cho khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng hiện đại như: giải ngân, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thu nợ gốc, lãi, huy động tiết kiệm, chuyển tiền, chi trả kiều hối, mở tài khoản, phát hành thẻ, nộp ngân sách nhà nước… Tất cả những giao dịch ấy được thực hiện an toàn, hiệu quả, thuận tiện. Có thể nói, với dịch vụ ngân hàng lưu động, Agribank đã đến gần với người dân hơn bao giờ hết và đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của khách hàng, góp phần tích cực trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Để những chuyến xe lưu động đến với những người dân vùng biển xa xôi Quảng Xương – Thanh Hóa hay người dân vùng đất đỏ Đăk Glong – Đăk Nông… nơi gần như không thấy bóng dáng các ngân hàng khác ngoài Agribank, thì những cán bộ Agribank đã phải rất nỗ lực, không quản ngại khó khăn, nhiệt tình phục vụ khách hàng. Khi khách hàng kết thúc phiên giao dịch của mình vào cuối giờ chiều thì đó lại là thời điểm để cán bộ ngân hàng tiếp tục công việc tiếp theo của mình với bộn bề hóa đơn chứng từ của một ngày. Thời điểm họ trở về với gia đình, có lẽ là lúc mặt trời đã xuống núi từ lâu.

Agribank đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững ảnh 1

Những chuyến xe ngân hàng lưu động Agribank đến với khách hàng qua trụ sở UBND xã

Với những cố gắng của cán bộ ngân hàng, sự tin tưởng của khách hàng, đến hết tháng 12/2020, Agribank đã riển khai được 68 điểm giao dịch lưu động tại 66 chi nhánh, 441 xã với trên 1,3 triệu khách hàng. Dịch vụ ngân hàng lưu động của Agribank đã thực hiện được 13.762 phiên giao dịch, trong đó giải ngân đạt 5.065 tỷ đồng, thu nợ đạt 5.435 tỷ đồng, huy động tiết kiệm đạt 2.811 tỷ đồng.

Dịch vụ ngân hàng lưu động đã và đang đến với nhiều người dân khắp mọi vùng miền kể cả vùng sâu vùng xa, đó là một trong những nỗ lực của Agribank trong việc hiện thực hóa chiến lược tài chính toàn diện quốc gia trong nhiều năm qua.

Thông qua các tổ vay vốn, tổ liên kết, tích cực mang đồng vốn tới vùng sâu xa

Trong lúc các cán bộ Agribank không ngại "lênh đênh" trên những con đường đèo dốc mang dịch vụ ngân hàng lưu động tới khách hàng, thì cũng là lúc những cán bộ tín dụng Agribank không ngại băng rừng vượt suối mang từng đồng vốn tới khách hàng giúp họ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Họ đã làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì đam mê, vì lòng yêu nghề, vì những khát khao cống hiến… Và như vậy, Agribank đã góp phần tô đậm thêm sắc xanh tràn đầy nhựa sống của mỗi miền quê yên bình theo cách rất riêng.

Agribank đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững ảnh 2

Cán bộ Agribank luôn đồng hành cùng khách hàng trên từng chặng đường

Có những cán bộ tín dụng huyện miền núi xa xôi Mai Sơn - Sơn La quản lý tới 1 xã với 13 bản và 2 tiểu khu với số lượng khách hàng lên tới gần 600 khách hàng. Những khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp nơi vùng sâu phương tiện đi lại khó khăn, lại sống rải rác… khiến cho cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, những rào cản về ngôn ngữ địa phương, những khó khăn trong việc sản xuất theo mùa vụ, tự phát và năng suất cây trồng phụ thuộc thời tiết, đầu ra sản phẩm bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào thương lái… những khó khăn ấy không làm giảm ý chí quyết tâm của cán bộ tín dụng Agribank, không làm giảm những nỗ lực của Agribank trong việc dẫn vốn tới vùng sâu, vùng xa.

Cán bộ tín dụng Agribank chủ động đi cơ sở thường xuyên, tạo mối quan hệ thân thiết gần gũi với bà con nông dân, cấp ủy, chính quyền địa phương. Cán bộ Agribank thậm chí học tiếng địa phương để hiểu, nắm bắt nhu cầu cũng như định hướng cho khách hàng, tạo sự gần gũi, thân thiện với khách hàng; chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của người dân từ đó tư vấn và đồng hành với bà con nông dân trong quá trình khởi nghiệp, phát triển kinh tế…

Thông qua các tổ vay vốn, tổ liên kết, hội phụ nữ và những nỗ lực của từng cán bộ tín dụng… Agribank tích cực đưa đồng vốn tới người dân, giúp người dân hiện thực hóa ý chí làm giầu trên chính mảnh đất quê hương. Đến tháng 12/2020, Agribank đã cho vay qua tổ vay vốn với dư nợ cho vay đạt 172.271 tỷ đồng, tăng 12.547 tỷ đồng so với năm 2019, với 1.408.795 khách hàng, 68.938 tổ vay vốn, nợ xấu rất thấp chiếm tỷ lệ dưới 0,4%. Các chương trình tín dụng tiêu dùng, đời sống đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình với doanh số cho vay lũy kế từ đầu chương trình đạt 24.068 tỷ đồng, dư nợ 2.475 tỷ đồng, số khách hàng lũy kế từ đầu chương trình là 458.326 khách hàng.

Thông qua các kênh: ngân hàng lưu động, tổ vay vốn… Agribank đã đưa đồng vốn tới người dân các vùng miền một cách hiệu quả, sâu rộng và chủ động. Bên cạnh đó, Agribank tích cực mang đồng vốn đến người dân thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, và đây là một trong những nguyên do quan trọng để khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn luôn đến và gắn bó với Agribank trong suốt quá trình lập nghiệp.

Agribank tiên phong triển khai có hiệu quả 07 chương trình tín dung chính sách, 02 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Các chương trình tín dụng chính sách cùng với việc cải cách các thủ tục hành chính đã giúp khách hàng có nhu cầu được tiếp cận vốn ngân hàng một cách nhanh chóng, kịp thời. Agribank đã hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo với doanh số cho vay trên 13.000 tỷ đồng, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch với doanh số gần 15.000 tỷ đồng, cho vay tái canh cà phê với doanh số trên 1.300 tỷ đồng…

Agribank đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững ảnh 3

Agribank vẫn luôn là địa chỉ tin cậy cho khách hàng gửi gắm niềm tin

Nguồn vốn tín dụng Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, Agribank dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất đối với các đối tượng ưu tiên trong sản xuất nông nghiệp, đưa tín dụng ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò thúc đẩy, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế đất nước. Bằng những hành động cụ thể, Agribank đã và đang tích cực đồng hành cùng địa phương phát triển bền vững.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.