Thai nghén cùng nhà chống lũ
Lâm Thanh Hiền, thành viên nhóm luôn trăn trở về những mùa nước lũ của quê hương; ý tưởng ngôi nhà có thể thả nổi trên mặt nước được thầy giáo là TS Lưu Nguyễn Nam Hải khen ngợi và khuyến khích tiến hành. Ba thành viên khi đó là Nguyễn Lê Vũ và Trần Thi, Lâm Thanh Hiền lao vào thực hiện không mệt mỏi sau gần một năm thai nghén và đứa con tinh thần của nhóm cũng được đưa vào xây dựng thực tế.
Đứa con tinh thần ấy (ngôi nhà chống lũ) của nhóm còn liên tiếp đoạt giải cao trong các cuộc thi: giải Ba Cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2011; Giải Nhất toàn quốc cuộc thi Olympia dành cho sinh viên Đại học năm 2012; Giải Sáng tạo trẻ của T.Ư Đoàn năm 2013 và mới đây là huy chương đồng liên hoan sáng tạo trẻ tp Hồ Chí Minh năm 2013. Và như mong ước của những chàng sinh viên kĩ thuật, ngôi nhà đầu tiên được lắp ráp thành công phục vụ công tác biên phòng vào tháng 8/ 2013 ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang dưới sự cảm phục của người dân nơi đây.
Bất cứ bạn trẻ nào cũng đều mong muốn được đưa đứa con tinh thần, những sản phẩm khoa học của mình ra thị trường tiêu thụ, thế nhưng liệu điều đó ai cũng làm được. Thương trường là một cuộc chạy đua khốc liệt và lợi ích người dân là mục tiêu tiên quyết, quyết định số mệnh của mỗi sản phẩm.
Sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của đa số dân chúng, nhà thông minh chống lũ có bể phốt hai ngăn xử lí chất thải hữu cơ được đưa vào thực tế, đảm bảo an toàn vệ sinh, hệ thống lọc nước sinh hoạt cũng được lắp đặt, đảm bảo nguồn nước cho những ngày mưa lũ mất điện.
Trong thời gian tới sản phẩm sẽ nghiên cứu thêm về chất liệu, cách lắp ráp phù hợp hơn với đặc điểm địa hình, đặc biệt phục vụ cho vùng đất bão miền Trung, phù hợp với túi tiền người dân: “dù có 20 triệu, 50 triệu hay 100 triệu người dân đều có thể mua được 1 căn nhà nổi ở bất kì siêu thị nào” đó là lời khẳng định của bạn Nguyễn Ngọc Quang Vinh, thành viên chịu trách nhiệm phần thi công của dự án.
Nhà chống lũ - bài toán cho tương lai?
Điều đáng quan tâm ở đây không chỉ nằm ở giá thành sản phẩm mà “ngôi nhà chống lũ” có thật sự cần thiết cho sự phát triển lâu bền của quốc gia? Đặc biệt là đời sống bà con vùng lũ.
Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương trong năm 2009 có 11 cơn bão và nhiều trận lũ lớn với tổng giá trị thiệt hại ước gần 23,2 nghìn tỉ đồng, hơn 25 nghìn ngôi nhà bị sập, cuốn trôi; gần 800 nghìn ngôi nhà bị sạt lở, tốc mái. (theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2009)
Nếu ta chi 23,2 nghìn tỉ đồng ấy cho việc xây dựng ngôi nhà thông minh chống lũ (80 triệu đồng/căn) thì số hộ dân có nhà kiên cố sử dụng tốt trong 100 năm là 290 nghìn hộ (gần một nửa số nhà dân chịu thiệt hại vì bão) (bằng 1/14 số hộ dân ở đồng bằng sông Cửu Long, năm 2009).
Đó sẽ là một cuộc đầu tư dài hạn, cho thấy được tầm nhìn khoa học mang tính chủ động: thay vì hỗ trợ hơn ngàn tỉ đồng cho nhân dân mỗi lần mưa bão sao ta không xây dựng một hệ thống nhà ở chống lũ như thế, vừa đảm nhà an toàn cho dân khi có lũ (bão), vừa giảm số lượng lớn thiệt hại mỗi năm, hơn thế tạo nên một hệ thống cơ sở hạ tầng có tổ chức, mang đến mĩ quan đô thị cũng như nông thôn.
Khoa học gần gũi với cuộc sống sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề mà những sản phẩm khởi đầu của tuổi trẻ có thể sẽ là một trong những hạt mầm của nền công nghệ xanh đó.
Người dân vùng lũ đang chờ đón ngôi nhà chống lũ thông minh của nhóm. Hiện tại nhóm đang chờ hoàn thiện các thủ tục giấy tờ để sản phẩm nhanh chống đi vào thực tế.