Trong năm 2011, các cuộc biểu tình, nổi dậy diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc thế giới Ả Rập như thành phố Misrata của Libya, thủ đô Damacus của Syria, thủ đô Cairo của Ai Cập, khu Khuzdar, tỉnh Baluchistan của Pakistan, quảng trường Đổi thay của Yemen. Số nhà báo tác nghiệp tại các điểm này đã gặp nhiều khó khăn và bị bắt giữ, thiệt mạng đáng kể.
Ngoài ra, các nước thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công, đàn áp khác như Hi Lạp, Belarus, Uganda... cũng khiến số lượng nhà báo bị giết và bắt giữ tăng lên.
Một số địa điểm mà RSF liệt kê vào chốn nguy hiểm nhất cho báo giới trong đó có Pakistan với 10 nhà báo bị giết, Abidjan (Bờ Biển Ngà) có hai nhà báo bị sát hại, quảng trường Tahrir (Ai Cập)…
RSF cũng cho biết, các cuộc biểu tình cũng xảy ra ở các nước như Hy Lạp, Belarus, Uganda, Chile với số lượng nhà báo bị bắt giữ tăng từ 535 người năm 2010 lên 1.044 năm 2011.
Như vậy, trong năm 2011, sự bất ổn về chính trị dẫn đến biểu tình, đàn áp diễn ra ở nhiều nước trên thế giới đã khiến tổng số 66 nhà báo thiệt mạng và 1.044 nhà báo bị bắt giữ. Điều này dễ dàng nhận thấy khi lực lượng an ninh, quân chính phủ của các nước thuộc phong trào Mùa Xuân Ả Rập hạn chế mọi thông tin tới cơ quan truyền thông này.
Trong năm 2010, 57 nhà báo đã bị thiệt mạng trên toàn thế giới, con số tồi tệ nhất vào năm 2007 với 87 nhà báo thiệt mạng tại chiến trường Iraq.
Nguyễn Thủy
Theo Yahoo, Abs-cbnnews