Chúng ta thường có thói quen đi dạo ngay sau khi ăn tối. Đa số mọi người đều cho rằng vận động nhẹ sau bữa ăn sẽ giúp “tiêu cơm” và tránh béo phì. Thực ra quan niệm đó là chưa chính xác.
Theo các bác sĩ, sau khi dùng bữa ít nhất từ 1 đến 2 tiếng chúng ta mới nên tiến hành các hoạt động thể dục thể thao. Nên chọn thực đơn là các món nhẹ tránh việc khó tiêu sau khi ăn. Việc vận động cũng chỉ nên nhẹ nhàng, hạn chế gây thêm sức ép cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Uống trà sau khi ăn
Mặc dù uống trà ngay sau khi dùng bữa tạo cảm giác tỉnh táo, kích thích tiêu hóa nhưng thực sự đó lại là một quan niệm phản khoa học.
Sau khi ăn cơm nếu uống nước chè, axit tanna có trong lá chè sẽ kết hợp với chất sắt trong thức ăn gây chứng khó tiêu. Nếu duy trì thói quen này lâu ngày sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt. Uống trà còn làm loãng dịch vị dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của cơ thể.
Ăn một số loại hoa quả khi đói
Hoa quả luôn có nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không phải loại hoa quả nào cũng nên dùng đến khi đang đói. Sau đây là một số loại trái cây kiêng đụng tới khi đang “rỗng bụng” :
- Cà chua : trong cà chua có chứa một số thành phần có khả năng phản ứng hóa học với axit dạ dày gây chướng bụng, khó tiêu.
- Vải thiều : ăn nhiều vải thiều khi đang đói có thể bị thẩm nhập thành phần đường cao gây say, thậm chí hôn mê.
- Quất : chứa hàm lượng lớn đường và axit hữu cơ nên ăn khi đói sẽ làm cơ thể nôn nao, rối loạn tiêu hóa.
- Chuối tiêu : chứa nhiều magiê, ăn khi đói bụng sẽ phá hủy cân bằng magiê – canxi trong máu ảnh hưởng tới tim mạch.
Lạm dụng tỏi
Nhiều người quan niệm rằng tỏi là một loại thuốc tự nhiên có tác dụng giữ gìn sức khỏe, nâng cao đề kháng nên món ăn nào cũng dùng đến tỏi như là gia vị. Việc sử dụng tỏi không chừng mực như vậy đôi khi đem lại hại nhiều hơn lợi.
Bên cạnh giá trị về dinh dưỡng và khẩu vị, tỏi có tác dụng diệt khuẩn, phòng ngừa ung thư. Thế nhưng ăn quá nhiều tỏi lại có thể gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt. Những người mắc bệnh tim, cao huyết áp hay tiểu đường lại càng phải cẩn thận khi dùng đến tỏi.
Pha trà hay sữa bột bằng nước sôi
Nước sôi có tác dụng rút ngắn thời gian pha trà và sữa bột nên chúng ta hay sử dụng nước ở 100 độ C. Mặc dù thời gian hòa tan của trà và sữa sẽ nhanh hơn nhưng làm như vậy là không đúng.
Ở nhiệt độ trên 60 độ C, một số thành phần của sữa sẽ bị biến chất. Nhiệt độ càng cao khả năng bị phá hủy của các thành phần dinh dưỡng trong sữa càng lớn. Nhiệt độ khoảng 40 độ C là lý tưởng để pha sữa.
Khi pha chè với nước sôi, nhiệt độ cao của nước cũng phá hủy vitamin C có trong lá chè, làm cho chè không những có vị đắng chát mà còn bị mất đi chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiệt độ vừa phải từ 70 – 80 độ C là đủ để đun trà.
Theo VTV