5 điều đặc biệt có thể bạn chưa biết về kinh nguyệt của mình

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Mặc dù vấn đề kinh nguyệt không còn là xa lạ với bất kì chị em nào nhưng không phải ai cũng tự tin nói rằng mình hiểu mọi thứ liên quan đến đặc điểm sinh lý phụ nữ này.

Nhiều chị em thậm chí còn không biết xử lý ra sao khi có những dấu hiệu bất thường xảy đến với chu kì kinh nguyệt của mình. Dưới đây là một số điều đặc biệt liên quan đến chu kì kinh nguyệt mà chị em nên tham khảo để biết thêm.

1. Độ dài của chu kì

Không chỉ mỗi phụ nữ có độ dài chu kì kinh nguyệt khác nhau mà ngay cả ở một phụ nữ, thời gian chiu kì kinh nguyệt cũng có thể không đều nhau ở các tháng.

"Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình thường là 28 ngày, nhưng nó cũng có thể dao động giữa 21 và 35 ngày," Tiến sĩ Jennifer Wider - bác sĩ, phát ngôn viên của Hiệp hội nghiên cứu sức khỏe của phụ nữ Mỹ cho biết. Độ dài chu kì kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kì kinh này đến ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt sau đó.

Theo Tiến sĩ Elizabeth Lyster, thuộc Tập đoàn Y tế Holtorf tại California (Mỹ) thì độ dài chu kì kinh nguyệt của mỗi phụ nữ có thể thay đổi từ tháng này sang tháng khác do các yếu tố tác động như stress, chế độ ăn uống , các loại thuốc uống...

5 điều đặc biệt có thể bạn chưa biết về kinh nguyệt của mình 1

Ảnh minh họa

2. Một số phụ nữ có thể cảm thấy mình rụng trứng

Thời gian rụng trứng có thể kéo dài khoảng 1-2 ngày, đó là lúc một trứng rụng ra từ buồng trứng để thụ tinh. Theo Tiến sĩ Wider, một số thay đổi tinh tế có thể xảy ra trước và trong khi rụng trứng như đau vú, nhiệt độ cơ thể tăng và sự gia tăng trong chất nhầy cổ tử cung... Những thay đổi này là cần thiết cho quá trình thụ tinh. Trong khi một số người không cảm nhận được những thay đổi này thì có những người lại thấy rất rõ nên họ cảm giác như biết được thời gian rụng trứng của mình.

"Một số phụ nữ còn cảm thấy triệu chứng đau nhói bụng dưới xảy ra trong quá trình rụng trứng", cô giải thích. Đó là vì ngay trước khi rụng trứng, với sự giúp đỡ của estrogen, một nang phát triển trong các mô của buồng trứng. Khi trứng được phát hành, nang vỡ ra, tạo thành chất lỏng chảy vào ổ bụng và có thể kích thích cho một số phụ nữ.

3. Chuột rút kinh nguyệt có thể xảy ra ở các khu vực khác của cơ thể ngoài ổ bụng

Những phụ nữ bị đau lưng và đùi trong chu kì kinh nguyệt thường là do có liên quan đến mạng lưới các dây thần kinh trong vùng xương chậu . "Nó giống như một tổ hợp các cành cây được tất cả hòa quyện vào nhau. Vì vậy, nếu một cái gì đó cảm thấy khó chịu ở một bên, ví dụ như bụng, thì bạn dễ dàng cảm thấy nó ở bên còn lại là lưng dưới", Tiến sĩ Lyster nói. .

Chuột rút ở bụng trong chu kì kinh nguyệt cũng cảm thấy khác hơn so với chuột rút xảy ra ở những nơi khác trên cơ thể của bạn. Chuột rút ở bụng trong những ngày này thường là cơn đau nhói. "Đó là bởi vì, như bàng quang và các động mạch, tử cung là một cơ trơn, không giống với các vân, cơ xương ở chân, nên khi tử cung co lại bạn sẽ cảm thấy đau nhiều hơn", Christine Y. Ko, một bác sĩ đa khoa ở San Diego cho biết.

4. Quan hệ tình dục không làm dịu chứng chuột rút kinh nguyệt

Nếu bạn đã từng nghe nói rằng tình dục là một phương thuốc tốt cho chuột rút thì bạn nên suy nghĩ lại.

Tiến sĩ Ko nói: "Đối với nhiều phụ nữ, cực khoái gây co thắt cơ trơn của âm đạo và tử cung tạo cảm giác thích thú nhưng nó cũng có thể gây khó chịu cho một số người khác. Thêm vào đó, khi cổ tử cung bị tác động, đôi khi xảy ra trong quá trình quan hệ tình dục, nó có thể gây co thắt tử cung".

Hơn nữa, theo Whitney Pollock, một chuyên gia sản-phụ khoa ở Pottsville, Penn, thì tinh dịch có chứa prostaglandin có thể gây ra các cơn co thắt tử cung trong lúc quan hệ tình dục, do vậy dễ dẫn đến các cơn chuột rút.

5. Hormone của người phụ nữ thay đổi mỗi bảy năm

Hormone của bạn luôn luôn thay đổi trong suốt chu kì kinh nguyệt hàng tháng chứ không phải 7 năm một lần như nhiều người lầm tưởng.

"Hormone nữ luôn thay đổi vì dự trữ buồng trứng - số lượng trứng còn lại - giảm đi khi chúng ta già. Số lượng trứng trong buồng trứng của bạn sẽ ảnh hưởng đến mức độ hormone", Tiến sĩ Nanette Santoro, giáo sư và chủ tịch của khoa sản và phụ khoa tại Đại học Colorado ở Denver (Mỹ) cho biết. Và điều này có thể làm cho kinh nguyệt của bạn ổn định hoặc thất thường.

Theo TTT
MỚI - NÓNG