Bạch tuộc có khoảng 500 triệu tế bào thần kinh, trong đó có khoảng 350 triệu tế bào thần kinh nằm dọc trên các xúc tu. Điều này giúp bạch tuộc phản ứng nhanh nhạy với môi trường và các yếu tố xung quanh như kẻ thù và con mồi.
Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng bộ não và xúc tu của bạch tuộc hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Kể cả khi bị cắt đứt, các xúc tu vẫn có thể cử động và di chuyển được.
"Bộ não bạch tuộc không thể kiểm soát 8 xúc tu và những chuyển động phức tạp của chúng. Các xúc tu chỉ cần gửi thông tin tới bộ não mà không cần bộ não xử lý", nhà khoa học thần kinh Dominic Sivitilli, Đại học Washington cho biết.
Bộ não của bạch tuộc không thể kiểm soát cùng lúc tám xúc tu và những chuyển động rất phức tạp của chúng. Vậy tại sao, các xúc tu đó lại không cuốn xoắn và rối vào nhau.
Các nhà khoa học tại Đại học Hebrew Jerusalem của Israel cho biết, các giác hút trên xúc tu bạch tuộc sẽ bám vào bất kỳ vật gì ngoài cơ thể của nó.
Khi xúc tu con vật vừa chạm vào da nó, chất hóa học do da tiết ra sẽ làm các giác hút trên xúc tu tạm ngưng hoạt động và giúp chúng không bị rối vào nhau.
Để khám phá ra điều này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm độc đáo. Họ cắt rời xúc tu của một con bạch tuộc và cho nó chạm vào một xúc tu khác, vẫn còn dính liền với cơ thể con vật.
Dù bị cắt rời khỏi cơ thể nhưng xúc tu vẫn có thể cử động một lúc lâu, vẫn có thể di chuyển, cuốn vào các vật thể và giác hút vẫn hoạt động. Xúc tu bị cắt rời không thể bám vào những xúc tu khác, nhưng khi các nhà khoa học lột da đi thì nó lại có thể bám vào.
Các nhà khoa học cho biết họ hoàn toàn ngạc nhiên bởi giải pháp thông minh và đơn giản của loại bạch tuộc.
Đời sống tình dục kỳ dị của bạch tuộc sọc
Các nhà khoa học đã chỉ ra có khoảng 300 loài bạch tuộc trong thế giới đại dương rộng lớn. Trong đó, một loài bạch tuộc sọc lớn sống ở khu vực Thái Bình Dương đang thu hút sự chú ý lớn từ giới nghiên cứu nhờ cách sống và thói quen giao phối khác lạ.
Một nhà sinh học tên là Arcadio Rodaniche đã cho xuất bản một bản tóm tắt miêu tả một loài bạch tuộc mới mà ông đã phát hiện được ở Panama. Theo Rodaniche, loài bạch tuộc này có đời sống kỳ lạ so với những loài bạch tuộc khác.
Trong khi những cặp đôi của các loài bạch tuộc khác thường tìm cách ăn thịt nhau, loài bạch tuộc sọc lớn Thái Bình Dương này lại không hề gây tổn hại nào cho nhau. Chúng thậm chí không muốn sống cô lập. Vì thế, loài này thường tìm bạn cặp, và nhiều khi số lượng này lên đến 40 con. Khi đến thời gian giao phối, không giống các loài khác, phải tìm cách né tránh miệng của đối phương, loài mực này lại lấy xúc tu quấn nhau đầy tình cảm.
Trong khi phần lớn những loài bạch tuộc khác chỉ đẻ một ổ trứng và chết ngay khi trứng nở ra con, loài bạch tuộc sọc này đẻ được vài lứa trong suốt quãng đời của mình.
Nọc độc bạch tuộc đốm xanh mạnh gấp 50 lần nọc rắn hổ mang bành, có khả năng giết chết 26 người. Nếu con người chạm vào hay làm đau nó, bạch tuộc sẽ tấn công và cắn nạn nhân. Người bị cắn sẽ có triệu chứng nôn mửa, khó thở, đau tim, tê liệt và hoa mắt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong trong vài phút. Nguyên nhân gây chết người thường do suy hô hấp hoặc thiếu oxy lên não. Nếu vô tình bị chúng cắn, nạn nhân cần nhanh chóng dùng tay bóp chặt vết thương hoặc được cấp cứu bằng kỹ thuật hồi sức tim phổi CPR nếu đã bất tỉnh.
Vì sao bạch tuộc thường chết sau khi giao phối ? Clip nguồn youtube