10. Dương Tử Quỳnh
“Bóng hồng” duy nhất trong danh sách là Dương Tử Quỳnh. Bà sinh năm 1962, là người Phúc Kiến (Trung Quốc), nhưng sinh ra ở Malaysia. Dương Tử Quỳnh là nữ diễn viên võ thuật Trung Quốc đầu tiên ở Hollywood, được mệnh danh là “Nữ hoàng kungfu”. Năm 1997, bà được mời đóng vai nữ chính trong loạt phim về điệp viên 007 “Tomorrow Never Dies”. Năm 2000, bà góp mặt trong tác phẩm đoạt giải Oscar “Ngọa hổ tàng long” của đạo diễn Lý An.
9. Hồng Kim Bảo
Hồng Kim Bảo là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất và chỉ đạo võ thuật của điện ảnh Hong Kong. Ông là người đi đầu trong việc đưa phim võ thuật từ dạng cổ trang sang phim hành động với bối cảnh hiện đại. Ông còn được biết đến với danh xưng “người béo nhanh nhẹn nhất thế giới”. Ông từng là chỉ đạo võ thuật cho các phim của Thành Long, Hồ Kim Thuyên, Châu Tinh Trì và Ngô Vũ Sâm.
8. Thành Long
Sau Lý Tiểu Long, Thành Long được đánh giá là người đóng góp nhiều nhất cho các bộ phim võ thuật Trung Quốc ở Hollywood. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, những gì Thành Long thể hiện chỉ mang tính diễn xuất, “tung hứng”, không được đào tạo bài bản và vẫn còn khoảnh cách lớn với thực chiến.
7. Phàn Thiếu Hoàng
Phàn Thiếu Hoàng (SN 1972) là diễn viên/võ sĩ người Hong Kong. Anh được cha gửi vào Thiếu Lâm Tự khi mới 13 tuổi để nghiên cứu và học võ thuật. Khi trưởng thành, anh bước chân vào showbiz và đóng vai chính trong gần 100 bộ phim truyền hình và điện ảnh. Anh được biết đến qua những tác phẩm như “Thiên Long Bát Bộ” (vai Hư Trúc 1997), loạt phim “Diệp Vấn”…
6. Chân Tử Đan
Chân Tử Đan thuộc thế hệ ngôi sao võ thuật sau Thành Long và Lý Liên Kiệt. Mẹ ruột của Chân Tử Đan, Mạch Bảo Thiền, là một võ sư Thái Cực Quyền nổi tiếng thế giới. Nhờ đó, anh có cơ hội tiếp xúc với võ thuật từ khi còn nhỏ. Đến tuổi thiếu niên, anh tham gia đội tuyển Wushu Trung Quốc. Không chỉ võ truyền thống, anh còn hứng thú với võ thuật phương Tây như quyền Anh… Một số nhà phê bình đánh giá, võ thuật của Chân Tử Đan mang đến cảm giác sắc nét, lạnh lùng, kết hợp giữa Trung Quốc và phương Tây.
5. Ngô Kinh
Ngô Kinh sinh ra trong gia đình võ thuật. Năm 6 tuổi, anh được đưa vào học võ tại viện võ thuật Bắc Kinh ở Thập Sát Hải. Năm 13 tuổi, anh được chọn vào đội tuyển Wushu Bắc Kinh. Sư phụ của anh là Ngô Bân, người từng đào tạo cho Lý Liên Kiệt, Chân Tử Đan và Triệu Văn Trác.
Năm 1991, tài tử “Chiến Lang” giành chức vô địch kỹ thuật đánh thương và đánh đôi trong cuộc thi võ thuật toàn quốc. Năm 1994, anh giành chức vô địch nội dung kiếm thuật và đánh đôi trong cuộc thi võ thuật toàn quốc dù trước đó phải nghỉ tập luyện một thời gian dài do chấn thương. Một năm sau, anh chính thức bước chân vào làng giải trí.
4. Triệu Văn Trác
Triệu Văn Trác có cha là võ sư nên được tiếp xúc với võ thuật từ nhỏ, còn được đào tạo ở Thiếu Lâm Tự. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Thể thao Bắc Kinh vào năm 1994, anh quyết định ở lại làm võ sư. Nhưng do công việc quay phim bận rộn, anh chỉ dạy võ được vỏn vẹn 3 tháng. Bên cạnh đó, anh từng nhiều lần giành vị trí quán quân tại các giải võ thuật cấp quốc gia.
Võ thuật của Triệu Văn Trác sang trọng, bắt mắt mà không làm mất đi sự quyết đoán của một người đàn ông. Điều hiếm hoi hơn, các chuyển động của tài tử sinh năm 1972 kết hợp nhiều yếu tố từ thanh lịch, đẹp mắt đến khốc liệt, bùng nổ.
3. Lý Liên Kiệt
Lý Liên Kiệt tập Wushu từ 8 tuổi với võ sư Ngô Bân. Năm 1974, Lý Liên Kiệt trở thành nhà vô địch giải Wushu trẻ toàn Trung Quốc khi chỉ mới 11 tuổi. Mọi người gọi ông là "thần đồng võ thuật". Sau đó, ông giành chức vô địch cuộc thi võ thuật toàn quốc trong 5 năm liên tiếp và được biết đến là cao thủ số một của võ thuật Trung Quốc.
Thuộc phái thực lực, Lý Liên Kiệt nhanh chóng chinh phục công chúng ngày trong bộ phim điện ảnh đầu tay “Thiếu Lâm Tự” bởi những pha hành động đòi hỏi kỹ thuật cao. Thành Long từng thừa nhận, không thể đánh bại Lý Liên Kiệt về võ thuật. Ông chính là cao thủ thực sự.
2. Lý Tiểu Long
Lý Tiểu Long được mệnh danh là “cha đẻ” của dòng phim võ thuật Trung Quốc. Nếu xét về tầm ảnh hưởng, ông xứng đáng ở vị trí số 1. Tuy nhiên, ông thiếu kỹ năng chiến đấu thực tế, cũng như không có thành tích chiến đấu thực tế hay bất kỳ giải thưởng tại cuộc thi võ thuật nào.
1. Chu Tỉ Lợi
Chu Tỉ Lợi (SN 1958) là võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp kiêm diễn viên điện ảnh người Canada gốc Hong Kong (Trung Quốc). Không khó hiểu khi Chu Tỉ Lợi xếp hạng nhất trong danh sách bởi ông là nhà vô địch hạng bán trung của Hiệp hội Kickboxing Thế giới (WKA) từ năm 1984 đến năm 1986. Thành tích chuyên nghiệp của ông trước khi giải nghệ là 43 trận thắng (trong đó có 31 trận KO – hạ đo ván), 8 trận thua và chưa từng bị KO. Ông là nhà vô địch quyền Anh thế giới đầu tiên và duy nhất của Trung Quốc.
Kể từ giữa những năm 1980, ông bắt đầu hoạt động trong làng giải trí với tư cách chỉ đạo võ thuật và đóng phim. Ông thường diễn vai phản diện, từng đóng cảnh đối đầu với Thành Long và Lý Liên Kiệt. Vai diễn nổi bật nhất của ông là vị tướng Nhật Fujita Tsuyoshi trong “Fist of Legend” năm 1994.
Xét về thực lực, Chu Tỉ Lợi chắn chắn là thiên hạ vô địch trong C-biz dù danh tiếng không bằng những ngôi sao còn lại trong danh sách.