10 hacker khét tiếng nhất thế giới và số phận hiện nay (phần 2)

Robert Tappan Morris. Ảnh: Montreal Gazzette
Robert Tappan Morris. Ảnh: Montreal Gazzette
TPO - Robert Tappan Morris là người tạo ra sâu máy tính đầu tiên trên thế giới, Blankenship là tác giả của “Tuyên ngôn hacker”, Julian Assange sáng lập website chuyên tiết lộ tin động trời WikiLeaks…

6. Robert Tappan Morris

Robert Tappan Morris (SN 1965) thu nhận kiến thức máy tính từ cha mình – một nhà khoa học máy tính công tác tại Bell Labs, sau đó là NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ). Morris được coi là người tạo ra sâu máy tính đầu tiên trên thế giới.

Năm 1988, Morris tạo ra Morris Worm (sâu Morris) khi đang là sinh viên Đại học Cornell. Chương trình máy tính này được tạo ra nhằm đo kích thước của internet nhưng nó có một lỗi nghiêm trọng. Máy tính bị nhiễm sâu nhiều lần, mỗi lần nhiễm lại khiến máy chạy chậm hơn. Hậu quả là Morris Worm làm tê liệt hơn 6.000 máy tính.

Năm 1989, Morris bị kết tội vi phạm Đạo luật Lạm dụng và lừa đảo máy tính. Tòa phạt bị cáo Morris 3 năm tù treo, 400 giờ lao động công ích và phải nộp phạt 10.050 USD.

Cuối cùng, Morris sáng lập vườn ươm công nghệ Y Combinator và hiện là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).

7. Loyd Blankenship

Loyd Blankenship (SN 1965, bí danh The Mentor – Người cố vấn) tham gia các hoạt động hack từ những năm 70 của thế kỷ trước, từng là thành viên của các nhóm tin tặc khét tiếng, trong đó có Legion of Doom (LOD).

Blankenship là tác giả của bài viết “Mentor’s Last Words” (Lời cuối của Người cố vấn), còn được gọi là “Conscience of a Hacker and Hacker Manifesto” (Lương tâm của một hacker và Tuyên ngôn Hacker), hoặc đơn giản là “Hacker Manifesto” Blankenship viết “Hacker Manifesto” (Tuyên ngôn Hacker/Lời trần tình của một tin tặc) sau khi bị bắt năm 1986.

Đề cập tâm lý, động cơ, thế giới quan của hacker, bài viết này được coi là nền tảng của văn hóa hack. Nhiều tin tặc ra tay là để học hỏi sau khi thất vọng với những hạn chế của xã hội tiêu chuẩn. “Hacker Manifesto” đưa ra nền tảng đạo đức cho hacker, khẳng định mục đích của họ là giúp đem lại tự do thông tin, chứ không phải là phá phách, toại nguyện những ham muốn ích kỷ của bản thân.

Nhăm 1989, Blankenship được công ty trò chơi Steve Jackson Games tuyển dụng để phát triển GURPS Cyberpunk - bộ công cụ, quy tắc dành cho game nhập vai.

Năm 1990, Sở Mật vụ Mỹ lục soát nhà riêng của Blankenship, tịch thu bộ quy tắc với lý do đó là “cẩm nang hướng dẫn phạm tội máy tính”. Kể từ đó, Blankenship ngừng các hoạt động tin tặc và trở thành trưởng bộ phận nghiên cứu, thiết kế sản phẩm của hãng phần mềm bảo mật McAfee.

10 hacker khét tiếng nhất thế giới và số phận hiện nay (phần 2) ảnh 1 Loyd Blankenship. Ảnh: Soldier X.

8. Julian Assange

Julian Assange (SN 1971, chào đời ở Úc, sáng lập WikiLeaks) bắt đầu “sự nghiệp” hack ở tuổi 16 với ngoại hiệu “Mendax”. Trong bốn năm, Assange đột nhập hệ thống của nhiều cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục của Mỹ, bao gồm Lầu Năm Góc, NASA, Lockheed Martin, Citibank, Đại học Stanford.

Năm 2006, Assange tạo ra nền tảng trực tuyến WikiLeaks để công bố các tài liệu mật, thông tin rò rỉ từ các nguồn ẩn danh. Năm 2010, Mỹ mở cuộc điều tra chống lại Assange theo Đạo luật Gián điệp năm 1917, muốn dẫn độ ông về Mỹ để xét xử.

Ngày 11/4/2019, Ecuador rút quy chế tị nạn cho Assange (sống tại Đại sứ quán Ecuardor ở Anh trong thời gian dài) với lý do ông này vi phạm luật quốc tế và thỏa thuận cư trú trong đại sứ quán. Sau khi có được văn bản từ chính phủ Anh rằng, Assange “sẽ không bị dẫn độ tới nước mà ông có thể bị tra tấn hoặc bị kết án tử hình”, tổng thống Ecuador cho phép cảnh sát Anh bước vào Đại sứ quán Ecuador ở London để bắt Assange.

10 hacker khét tiếng nhất thế giới và số phận hiện nay (phần 2) ảnh 2 Julian Assange giai đoạn 2010-2019. Ảnh: The Australian.

9. Guccifer 2.0

Guccifer 2.0 là ai vậy? Không ai biết chắc. Có thể là một cá nhân, cũng có thể là một nhóm hacker giả là một cá nhân. Cái tên Guccifer 2.0 là để tỏ lòng với một tin tặc người Romania có biệt hiệu “Guccifer” – người thường nhằm vào quan chức chính phủ Mỹ và những người khác có tầm ảnh hưởng về chính trị.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, mạng máy tính của Democratic National Convention (Hội nghị Quốc gia Dân chủ). Hàng nghìn tài liệu bị tung lên WikiLeaks và nhiều website khác. Nhiều người cho rằng, Guccifer 2.0 là một nhân viên chìm của tình báo Nga. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với Vice, Guccifer 2.0 nói rằng anh là người Romania, không phải người Nga.

Guccifer 2.0 biến mất ngay trước bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và tái xuất một lần vào tháng 1/2017 để khẳng định anh không có mối quan hệ gì với tình báo Nga.

10 hacker khét tiếng nhất thế giới và số phận hiện nay (phần 2) ảnh 3 Guccifer 2.0 nói rằng mình là người Romania. Ảnh: World in War.

10. Anonymous

Anonymous (Vô danh) không phải là một cá nhân mà là một nhóm hacker phi tập trung, không có thành viên, cấp bậc thực sự. Ai cũng có thể hành động nhân danh Anonymous.

Kể từ khi xuất hiện năm 2003, Anonymous được ghi nhận là tấn công nhiều mục tiêu nổi tiếng, bao gồm Amazon, PayPal, Sony, giáo phái Khoa luận giáo, chính phủ Úc, Ấn Độ, Syria, Mỹ…

Anonymous tiếp tục hoạt động xâm nhập mạng đến ngày này. Kể từ năm 2011, hai nhóm hacker liên quan nhau được hình thành từ Anonymous. Đó là LulzSec và AntiSec.

10 hacker khét tiếng nhất thế giới và số phận hiện nay (phần 2) ảnh 4 Anonymous là nhóm hacker phi tập trung. Nguồn: Kaspersky.
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.