Ban đầu tạp chí Time đã cam kết không công khai danh tính nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, sau đó chính ông Emin Özmen lại muốn công khai danh tính của mình.
Nhiếp ảnh gia này đã viết : "Tôi cảm thấy rất ghê sợ nhưng vẫn phải cố gắng kiểm soát vì tôi biết mình là một phóng viên và mình phải ghi lại những hình ảnh này như tôi đã chụp 3 vụ chặt đầu trong cùng ngày hôm đó ở 3 địa điểm khác nhau bên ngoài Aleppo. Với tôi, dường như trong 2 năm rưỡi, cuộc chiến tranh đã làm cho con người ta dần mất nhân tính.
Cảnh tưởng này ở Syria lúc đó giống như ở thời Trung Cổ. Là con người, tôi không bao giờ muốn chứng kiến những gì mình đã thấy. Nhưng là một nhà báo, tôi có máy ảnh và trách nhiệm phải chia sẻ những điều tôi đã chứng kiến ngày hôm đó. Đó là lý do vì sao tôi viết những dòng này và vì sao tôi chụp ảnh. Tôi sẽ khép ký ức này lại nhanh chóng và sẽ cố gắng để không bao giờ nhớ nó nữa".
3. Vụ sập nhà ở Bangladesh
Ngày 24/4, toàn bộ 8 tầng của tòa nhà Rana Plaza ở ngoại ô thành phố Dhaka, Bangladesh bị sập. Vụ tai nạn này đã khiến thế giới đau thương trước con số nạn nhân tử vong: 1.125 người. Khi vụ tai nạn xảy ra có khoảng 5.500 người làm việc trong tòa nhà.
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Taslima Akhter ghi lại cảnh tượng đôi nam nữ ôm nhau chết trong đống đổ nát đã được nhiều người bình chọn là bức ảnh cảm động nhất năm 2013.
4. Vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Úc
Này 4/1/2013, một vụ cháy rừng tràn qua thị trấn ven biển nhỏ bé Dunalley ở Nam Tasmania, Úc đã thiêu rụi hàng trăm ngôi nhà và 60.000 ha rừng, hơn 100 người thiệt mạng. Đây được đánh giá là vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử nước này.
4 ngày sau khi vụ cháy xảy ra, ngày 8/1, nhiệt độ tại thủ đô Sydney lên tới 430C.
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Tim Holmes ghi lại cho thấy cảnh tượng người dân tại Dunalley, Úc phải đầm mình xuống dòng nước mát để tránh nhiệt độ cao khiến con người hô hấp khó khăn.
5. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình đòi Thủ tướng từ chức
Ngày 1/6/2013, khoảng 5.000 người dân Thổ Nhĩ Kỳ biểu tình đòi Thủ tướng Erdogan từ chức. Những người biểu tình đã tấn công vào văn phòng của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Istanbul.
Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng đối với những người biểu tình. 930 người đã bị cảnh sát bắt giữ, 7 cảnh sát bị thương nặng do đụng độ với những người biểu tình.
6. Cá mập săn hải cẩu
Một bức ảnh thiên nhiên hiếm hoi trong top 10 bức ảnh của Time, tuy nhiên nó vẫn toát lên vẻ khát máu.
Cá mập, một sinh vật sát thủ của đại dương, tung mình lên mặt biển để săn hải cẩu. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia David Jenkin chụp tại đảo Seal, Nam Phi vào ngày 26/7/2013.
7. Nội chiến ở Ai Cập
Ai Cập bị chia rẽ nặng nề giữa những người phản đối và ủng hộ Tổng thống bị quân đội phế truất Mohammed Morsi. Hàng nghìn người ủng hộ Morsi đã hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức Tình Anh em Hồi giáo tham gia biểu tình ở một thánh đường tại thủ đô Cairo.
"Trong bức ảnh, người đàn ông bên phải không hề nhận ra người đàn ông mình ôm đã tử vong, ông ta luôn miệng gào thét, gọi xe cứu thương với vẻ mặt hoảng loạn và đau đớn", tác giả bức ảnh, nhiếp ảnh gia Mosa'ab Elshamy cho biết.
Bức ảnhchụp tại Cairo, Ai Cập vào ngày 27/7/2013.
8. Khủng bố tại khu mua sắm ở thủ đô Nairobi của Kenya
Ngày 21/9/2013, những kẻ khủng bố đã tấn công khu mua sắm ở thủ đô Nairobi của Kenya và bắt giữ con tin trong vòng 3 ngày. Vụ việc đã khiến ít nhất 69 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Nhiếp ảnh gia Tyler Hicks đã chụp lại bức ảnh 3 mẹ con nằm giả chết, chính sự nhanh nhạy này đã giúp 3 mẹ con thoát khỏi nòng đạn của những kẻ khủng bố.
9. Cựu chiến binh Mỹ suy tư về cuộc chiến tại Iraq
Ông Bobby Henline, 42 tuổi tại Humble, Texas, Mỹ, một cưu binh từng tham chiến tại Iraq. Trong một trận chiến, đồng đội của ông Henline đều thiệt mạng, còn bản thân ông tuy thoát chết nhưng bị bỏng 40% và cụt tay trái.
Mỗi ngày qua đi, ông lại đắm chìm trong nỗi ám ảnh của cuộc chiến tranh khốc liệt mà mình từng trải qua.
Nhiếp ảnh gia Peter van Agtmael ghi lại cảnh đời thường của cựu chiến binh này.
10. Người dân Philippines khổ sở sau bão Haiyan
Siêu bão Haiyan đã đổ bộ vào Philippines ngày 8/11/2013, vùng bị thương tổn nhất là Tolosa, Leyte, ít nhất 3.974 người đã thiệt mạng và 1.186 người mất tích, trong khi khoảng 4 triệu người phải di dời tới nơi khác.
|
Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Philippe Lopez ghi lại cảnh hoang tàn đổ nát tại Leyte, Philippines vào ngày 18/11/2013 |
Chi phí để Philippines tái thiết và khắc phục hậu quả do siêu bão Haiyan gây ra có thể lên tới 6 tỉ USD.