Xe máy vẫn là phương tiện chính tại Việt Nam

Xe máy vẫn là phương tiện chính tại Việt Nam
Hiện tại, xe mô tô, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam cả về số lượng cũng như khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn quốc, đặc biệt tại các khu đô thị và các khu vực kinh tế phát triển.

Việt Nam - thị trường môtô khắc nghiệt

Xe máy vẫn là phương tiện chính tại Việt Nam ảnh 1

Nếu như nói về thị trường xe máy hơn một năm trở lại đây thì có thể gọi là bão hòa cũng đúng, nhưng chính xác hơn người tiêu dùng hiện nay đang biết cách tiêu dùng thông minh hơn. Những chương trình khuyến mại, ra mắt xe mới hay giảm giá được truyền thông đưa lên nếu chỉ cách đây hơn một năm luôn là vấn đề được người tiêu dùng chờ đợi thì bây giờ người tiêu dùng đang mua sắm theo nhu cầu và lựa chọn có mục đích, không phải họ quá thờ ơ hay chán mà là nhu cầu lựa chọn của họ không theo số đông.

Có lẽ cũng cần nói thêm về thị trường này trong thời gian gần đây, khi xã hội bùng nổ thông tin, từ website, báo mạng, facebook, diễn đàn... những mẫu xe mới hiện nay trước khi ra mắt đã được phân tích đánh giá từ báo chí, bên cạnh đó các hãng xe cũng cho chạy thử, cùng với các chế độ hậu mãi, cam kết... Khách hàng bây giờ trước khi mua xe chỉ cần một cú "click chuột" tất cả các thông tin về chiếc xe mình quan tâm sẽ hiện ra.

Bàn về xe máy, môtô thì còn dài và còn nhiều vấn đề, nhất là khi giao thông và đô thị tại các thành phố lớn hiện nay luôn trong tình trạng báo động. Các hãng xe vẫn theo chu trình thay đổi các phiên bản để cho ra các phiên bản xe mới, mẫu mới. Người tiêu dùng cũng vẫn thay đổi chiếc xe tùy theo túi tiền của mình theo thời gian. Thử hỏi nếu bạn nâng đời từ xe máy lên xe máy cao cấp (có thể trong lộ trình) - còn nếu bạn nâng cấp từ xe máy lên ôtô (có thể với nhiều người Việt đó là điều không tưởng).

Khi mặt hàng xe môtô, xe gắn máy các loại và xe ôtô các loại bắt đầu bị thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018 thep QĐ số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành hi vọng rằng, đây cũng là điều mở ra cho việc phát triển xe xanh cũng như các loại xe giảm khí thải cho các đô thị, thành phố lớn.

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được điều chỉnh, xe máy sẽ bị khống chế số lượng ở mức 36 triệu xe vào năm 2020. Tuy nhiên theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải thì tính đến quý 1/2013, số xe máy đăng ký lưu hành trên thực tế đã hơn 37 triệu chiếc và sẽ còn tiếp tục tăng...

Dự báo, đến năm 2020, việc sử dụng môtô, xe máy vẫn chiếm tỷ lệ 30% ở Hà Nội và 35% tại TP.HCM, do đó mô tô và xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính tại 2 thành phố lớn này. Phương tiện này chủ yếu ở các khu đô thị bởi sự cơ động vốn có, chiếm ít diện tích và phù hợp với hạ tầng. Tuy nhiên, khi các đô thị đang đi theo xu hướng phát triển giao thông công cộng và hạn chế phương tiện cá nhân thì xu hướng đẩy mạnh xe gắn máy về các vùng nông thôn sẽ tăng cao.

Theo autonet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.