Chất vấn về đề án 10.800 tỷ đồng xây mới nhà hát

Chất vấn về đề án 10.800 tỷ đồng xây mới nhà hát
TPO–10.800 tỷ đồng là số kinh phí sẽ được phân bổ thực hiện Đề án Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (nhà hát rạp chiếu phi, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012-2020.

Ngày 9/1, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 88/QĐ-TTg  phê duyệt Đề án này

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh. Ảnh: Công Khanh

Đó là thông tin do Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh cung cấp trong phiên giải trình của chính phủ về việc “Thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu” do Ủy ban Văn hóa, Giao dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng tổ chức tại Hà Nội sáng 26-4.

Về thông tin này, Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, hiện nay vẫn còn rất nhiều các thiết chế văn hóa ở các địa phương đang bị sử dụng sai mục đích hoặc bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Vậy cơ sở nào để xây dựng đề án với con số hơn 1000 tỷ đồng trên, cũng như trách nhiệm của Bộ và các địa phương như thế nào?

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết việc xây dựng, di dời, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các thiết chế văn hóa được Bộ hết sức cân nhắc. Trong đó, việc nâng cấp các thiết chế văn hóa nhằm đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân cũng như đảm bảo các quy hoạch về cảnh quan đô thị trở nên khang trang hơn.

Về chế độ lương, bồi dưỡng cho nghệ sĩ biểu diễn hiện nay đang rất thấp (một đêm diễn chỉ được bồi dưỡng 20.000-50.000 đồng, một buổi luyện tập được 10.000-20.000 đồng), Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ để sửa đổi quy định, chứ so với cátsê ca sĩ thì quá chênh lệch”.

Đối với Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa”, Bộ trưởng cho biết hiện nay cả nước mới có 118 đơn vị nghệ thuật. Ngay các đơn vị nghệ thuật T.Ư nhiều nơi chưa có nhà hát riêng. Hay một số nhà hát, rạp chiếu phim đã xuống cấp, số lượng ghế thấp, trang thiết bị nghèo nàn. Ví dụ: Kịch nói, cải lương, nhà hát dân cả phía bắc, nhạc vũ kích, giao hưởng… phải mượn các địa điểm để trình diễn. Theo Đề án, cần xây mới 51 nhà hát, nâng cấp 20 nhà hát. Cụ thể, xây mới 11 nhà hát có quy mô lớn từ 2.000 - 2.500 ghế, với trang thiết bị hiện đại chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế về âm thanh, ánh sáng và cơ khí sân khấu.

Trong đó, tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh xây mới công trình nhà hát có quy mô lớn từ 2.500 - 3.000 ghế. Đồng thời, xây mới 40 nhà hát có quy mô lớn từ 1.000 - 2.000 ghế tại các tỉnh chưa có nhà hát trung tâm và các thành phố là trung tâm vùng, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn. Bộ trưởng cho biết.

Tuy nhiên quyết định 88 ra đời đúng lúc kinh tế khó khăn nên việc triển khai còn vướng mắc. Còn đối với các nghệ sỹ khi nhận được quyết định này hết sức phấn khởi. Bộ trưởng chia sẻ.

Rạp Tháng 8 ngoài chiếu phim còn mở thêm quán bar
Rạp Tháng 8 (Hà Nội) ngoài chiếu phim còn mở thêm quán bar.

Không hài lòng với câu trả lời trên, đại biểu Mỹ Hương nhấn mạnh về việc các thiết chế văn hóa đang bị sử dụng sai mục đích như tại Hà Nội ví dụ ở Hà Nội, rạp Kinh Đô thành cửa hàng bán điện tử, rạp Long Biên đang bị bỏ hoang…. Đại biểu Mỹ Hương đặt câu hỏi liệu có yếu tố lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm chi phối trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng các thiết chế văn hóa?

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh khẳng định đối với việc chuyển đổi mục đích sử dụng biến thành chỗ bán hàng, nhà hàng hoặc bỏ hoang thì Bộ phản ứng. Tuy nhiên Bộ VHTTDL không thể làm thay việc quy hoạch của các địa phương.

Đặc cách phong tặng NSƯT cho nghệ sĩ Văn Hiệp

Trong phiên họp, nhiều đại biểu chất vấn về những bất cập trong cơ chế “xin - cho” trong việc phong tặng danh hiệu nghệ sĩ.

Bộ trưởng cho biết, đã có trình tự xét thưởng. Riêng trường hợp mới đây là nghệ nhân Hà Thị Cầu và nghệ sĩ Văn Hiệp được xét đặc cách.

Bộ trưởng cho biết bên cạnh các tiêu chuẩn chung cũng phải có những đặc cách, nhưng không phải cái nào đặc cách cũng được.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
TPO - Vài năm lại đây, Dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình Việt đã chọn cỗ chay thay vì mâm cỗ mặn truyền thống, nhằm hạn chế tình trạng dư thừa dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể đồng thời tránh lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người băn khoăn liệu cúng chay có trái với văn hoá tâm linh người Việt và làm giảm đi sự thành tâm của con cháu đối với ông bà, gia tiên?