Hé mở những kìm nén tình dục của các nữ tu

Hé mở những kìm nén tình dục của các nữ tu
TPO – Cuốn sách mới nhất của nữ Tiến sĩ Fran Fisher vừa bộc lộ những kìm nén về tình dục của cuộc sống các nữ tu.
Tiến sĩ Fran Fisher , từ nữ tu trở thành nhà tâm lý tình dục.
Tiến sĩ Fran Fisher , từ nữ tu trở thành nhà tâm lý tình dục. .

Đây là một trong những chủ đề mà các nữ tu cần rõ trước tiên – Tờ Người Bảo vệ của Anh vừa thông tin hôm qua 15-10.

Từ một nữ tu trở thành một nhà tâm lý học về tình dục hiển nhiên chẳng phải là một con đường hanh thông trong nghề nghiệp gì, Xơ Jane Francess de Chantal cho hay, “nhất là khi bạn đã từng bị bỏ đói và biết tìm cách để thỏa mãn mình thế nào”.

Bìa cuốn sách
Bìa cuốn sách.

Hiện giờ, Xơ Jane đã là Tiến sĩ Fran Fisher, một “nhà tình dục học” ở California, Mỹ. Nhưng cô sinh ra và lớn lên ở Yorkshire, đến trường dòng Franciscan ở Derbyshire năm 18 tuổi. Hai năm sau, cô rời khỏi trường, gặp và cưới một nhà học thuật, chuyển tới sinh sống tại Mỹ. Không phải chỉ đến lúc đang ở độ tuổi 40, cô cho biết, cô bắt đầu hiểu được quãng thời gian lớn lên ở trường dòng và kinh nghiệm trở thành một nữ tu, đã khiến phá hủy hết những bản năng tình dục trong cô.

Lũ trẻ của cô đang lớn dần, cô thấy có khóa học về liệu pháp tình d ục được quảng cáo và mối quan tâm của cô đã dồn vào đấy. “Tôi đăng kí và mọi thứ đã bay dần khỏi đầu tôi. Đến một ngày, hướng dẫn viên nói rằng, chúng tôi sẽ bàn luận về lịch sử thủ dâm và tôi đã nghĩ, liệu tôi có thể làm được chăng? Đâu đó trong con người tôi vẫn còn ẩn trú là một nữ tu sau bao nhiêu năm sống trong nơi đó…

Tôi vẫn còn hoàn toàn ngây thơ về tình dục. Tôi nhận ra rằng chính những gì đọng lại khoảng thời gian tôi ở trường dòng đã khiến làm hỏng cuộc sống hôn nhân của tôi. Tôi thấy mình học cái gì cũng mới và tôi không làm chủ được điều gì, kể cả thân thể của riêng tôi”.

Fisher quyết định kết hợp với chính định hướng nghề nghiệp mới của mình. Có kinh nghiệm từ chính bản thân, bằng nhiều nữ tu có hoàn cảnh tương tự, cô phỏng vấn thêm 28 phụ nữ khác trinh tiết, nhẫn nhịn, đói nghèo và kết quả là một cuốn sách có tên “In the Name of God – Why?” (Tạm dịch: Dưới cái tên của Chúa – tại sao?) ra đời.

Cô nói với họ về tình trạng tình dục trước đó, trong và sau khoảng thời gian họ ở trong trường tu và phát hiện ra có nhiều điểm tương đồng. “Hầu hết những phụ nữ mà tôi trò chuyện đều được nuôi nấng trong gia đình Thiên chúa giáo. Nhiều người trong số họ có cha đều là những kẻ nghiện rượu. Nhiều phụ nữ từng bị bạo hành về tình dục và thân thể. Hầu hết họ đều mô tả trường tu là nơi an toàn họ tìm đến”.

Hé mở những kìm nén tình dục của các nữ tu ảnh 3

 Fisher năm 1968, lúc còn là một nữ tu.

Fisher, đến năm nay đã ở tuổi gần 60, bà nhận ra rằng chính những điển hình trong thời thơ ấu của bà – được sinh ra trong gia đình cha mẹ là người Ai-len Thiên chúa giáo – luôn có thái độ tiêu cực đối với chuyện tình dục. Cha bà, bà cho hay, hầu như đều tả đàn bà trong khái niệm xấu xa; trong khi, mẹ bà, lại nghĩ tình dục là điều gì đó “hiểm nguy, không sạch sẽ, đê tiện, hư hỏng và thậm chí bẩn thỉu”. Khi Fisher, năm 14 tuổi, sợ hãi rằng cô có thể có thai – không hề có liên quan tới quan hệ tình dục, mẹ cô đã khiến cô hoảng sợ, rời khỏi bà với tâm trạng “chưa bao giờ muốn làm gì gần gũi đàn ông”.

Trường tu đã trở thành một nơi chốn có sức hấp dẫn kéo những người phụ nữ thuần khiến và bí ẩn tìm đến – và điều quan trọng nhất là – nơi đó an toàn. Nhưng chỉ khi bước vào phía trong bức tường đó, bản năng tình dục của cô bắt đầu mới lộ rõ. Fisher ngày càng trở nên buồn khổ, sụt cân, và thậm chí đã buộc rởi khỏi trường trong khi những nữ tu khác thì đang tụ tập. Cô nói, cô hoàn toàn vẫn ngây thơ về tình dục khi cô đặt chân tới đây. Nhưng điều này không phải đúng với tất cả những phụ nữ mà cô phỏng vấn. “Phụ nữ này trải qua tới hàng thập kỷ trong trường tu thường xuyên biết cách đánh thức tình dục trong mình. Nhiều người đã có quan hệ luyến ái với các nữ tu khác, thậm chí các với thầy tu và cả với chính những giáo dân”.

Nhiều người trong họ cũng đã kể cho Fisher nghe về cách họ thoát khỏi những bạo hành tình dục trong các nhà thờ Thiên chúa giáo, nhưng hầu hết trong số họ đã không thể hay không sẵn lòng làm điều đó. “Nhẫn nhịn có nghĩa là không được chủ động và không được phép đòi hỏi về tình dục giống như đàn ông”.

Cuốn sách của Fisher mô tả những quan hệ tình dục không bình đẳng và bị bóc lột quá nhiều. “Tôi còn đề cập đến những phụ nữ 52 tuổi mới quan hệ lần đầu hay mới yêu khi ở tuổi đó.

Minh Trang
Theo The Guardian

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.