Trung Đông - Vùng nguy hiểm của nhà báo

Trung Đông - Vùng nguy hiểm của nhà báo
Tại Lebanon, một quả bom được đặt trong xe ôtô đã giết hại một nhà báo. Còn ở Libya, thi thể của nhà báo mất tích đã được tìm thấy với một viên đạn bắn vào đầu.

Yemen, Ai Cập cũng có những báo cáo tương tự về trường hợp 2 nhà báo bị bắt cóc, chưa rõ tung tích.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ mà Ủy ban Bảo vệ các nhà báo đưa ra trong bản báo cáo hàng năm mang tên "Những vụ tấn công báo giới". Năm 2005 được coi là năm mà cánh nhà báo hoạt động ở Trung Đông gặp nhiều rủi ro nhất.

Mặc dù vậy, tổng số nhà báo thiệt mạng trong năm 2005 lại ít hơn năm 2004, chỉ có 47 người. Tuy nhiên, số nhà báo bị bắt giam lại tăng thêm lên tới mức 125 người mà trong đó Mỹ là một trong 6 quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất thế giới.

Theo nghiên cứu của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo, hiện tượng người làm công tác báo chí bị giết hại, ám sát, bỏ tù, bắt cóc, tra tấn dã man diễn ra ở 50 quốc gia trên thế giới.

Đến nay, Iraq vẫn được mệnh danh là "mảnh đất chết" đối với cánh báo chí, trong đó số nhà báo thiệt mạng là 25 người. Châu Phi, nhất là những nước như Somalia, Ethiopia... trong năm vừa qua cũng xảy ra nhiều vụ bạo lực, sát hại nhà báo.

Khu vực Bờ Tây và dải Gaza thì nổi lên với hàng loạt vụ bắt cóc cánh nhà báo trong 2 năm trở lại đây

Theo ANTG

MỚI - NÓNG
Các nhà hoạt động biểu tình tại hội nghị khí hậu COP29 ở Azerbaijan ngày 23/11. (Ảnh: AP)
Nhiều nước bất bình với quỹ khí hậu 300 tỷ USD
TPO - Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc vừa thông qua một thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 tỷ USD hằng năm cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu của nhân loại và giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với sự tàn phá của thiên tai do nhiệt độ toàn cầu nóng lên.