Những gia đình SEA Games

Những gia đình SEA Games
Trong đoàn Việt Nam dự SEA Games 27 lần này, có những người nối tiếp truyền thống gia đình, thi đúng nội dung sở trường và có những trường hợp cả chị em, vợ chồng cùng gánh vác trọng trách mang vinh quang về cho tổ quốc.

Những gia đình SEA Games

Hai cặp anh chị em của tuyển điền kinh Việt Nam

Trong đoàn Việt Nam dự SEA Games 27 lần này, có những người nối tiếp truyền thống gia đình, thi đúng nội dung sở trường và có những trường hợp cả chị em, vợ chồng cùng gánh vác trọng trách mang vinh quang về cho tổ quốc.

Sau 18 năm con theo chân mẹ

SEA Games 18 - 1995, Vũ Bích Hường đi vào lịch sử điền kinh Việt Nam khi mang về chiếc HCV đầu tiên trên đường chạy 110 mét rào. Hình ảnh Bích Hường băng băng về đích rồi nghẹn ngào khóc nấc trên vai người thầy của mình là HLV Hoàng An đã trở nên quen thuộc trong phần giới thiệu các chương trình thể thao trên VTV một dạo. Đó là thời điểm mà Bích Hường đã là một “bà mẹ một con”.

Những gia đình SEA Games ảnh 1
 

Cậu con trai tên Nguyễn Ngọc Quang ấy không ngờ sau này cũng trở thành một VĐV điền kinh và chạy đúng sở trường của mẹ là chạy rào.

Bích Hường tâm sự rằng chị không cố hướng con theo điền kinh. “Một mình tôi làm VĐV đã quá đủ khổ rồi” - Hường nói. Thế nhưng chị không cản, ngược lại trở thành người thầy đầu tiên của Quang.

Thành công đến với con trai Vũ Bích Hường hơi muộn, nhưng chắc. SEA Games 26, Ngọc Quang có tên trong danh sách đoàn TTVN nhưng do thiếu kinh nghiệm, Quang chưa có thành tích gì (về thứ 4 trong loạt chạy chung kết mà theo HLV Dương Đức Thủy nếu có kinh nghiệm hơn, Quang sẽ có huy chương).

Nhưng năm nay, Quang đã chín chắn hơn. Tiếp tục có mặt trong danh sách đội tuyển điền kinh Việt Nam dự SEA Games, Ngọc Quang cảm thấy mình có nhiều trọng trách, vừa gánh vác nhiệm vụ quốc gia lại vừa để mẹ cảm thấy tự hào.

Năm ngoái là năm mà gia đình Vũ Bích Hường có nhiều biến cố: Chồng chị mất vì chứng ung thư, đứa con út (em của Quang) biến chứng, trước đó bị xác định là tự kỷ.

Sẽ không còn gì tốt đẹp hơn khi Ngọc Quang có được thành tích của mẹ 18 năm về trước.

Chị chạy em theo

Lại một kỳ SEA Games nữa cả hai chị em Thanh Phúc - Thành Ngưng cùng đồng hành và tìm kiếm thành tích cao tại các cuộc thi trong khu vực.

Tại Indonesia năm 2011, Nguyễn Thanh Phúc đã đoạt tấm HCV quý giá cho điền kinh Việt Nam ở nội dung đi bộ 10km nữ. Trong lúc Thanh Phúc đang tận hưởng niềm vui chiến thắng thì ở nội dung của nam, cậu em ruột Nguyễn Thành Ngưng cũng đoạt tấm HCĐ ở nội dung 20km đi bộ.

Những gia đình SEA Games ảnh 2
 

Sau SEA Games 26, hai chị em Thanh Phúc - Thành Ngưng tiếp tục gặt hái được thành tích. Tại giải vô địch đi bộ 20km Châu Á năm 2012, Thanh Phúc xuất sắc đoạt HCĐ và đoạt vé dự Olympic London 2012. Thành Ngưng về thứ 6 nhưng phá sâu thành tích HCV SEA Games 26.

Năm 2013 chứng kiến sự tiến bộ không ngừng của hai chị em. Trong đó, Nguyễn Thành Ngưng tiếp tục phá kỷ lục của chính mình ở nội dung đi bộ 10km nam. Đây cũng là thành tích sẽ đoạt HCV SEA Games.

Ở môn đi bộ đường trường, điều cần nhất là các VĐV phải có nghị lực và thi đấu hết mình. Đây là điều mà cả hai chị em Phúc - Ngưng đều có, hơn nữa họ luôn bên nhau, động viên nhau thi đấu và đoạt thành tích cao.

Của chồng, công vợ…

Trong danh sách đoàn TTVN dự SEA Games này có một cặp đôi khá đặc biệt. Đó là đôi vợ chồng Hồ Nhất Thống - Nguyễn Thị Huyền Diệu. Nhất Thống từng là VĐV taekwondo đoạt HCV Asiad 13 năm 1998 còn Huyền Diệu từng 4 lần liên tiếp đoạt HCV SEA Games Taekwondo.

Từ SEA Games 26 năm 2011, bộ đôi Hồ Nhất Thống và Huyền Diệu được “điều chuyển” qua đội tuyển Kempo. Đây là môn thể thao có nhiều điểm tương đồng và chính sự đồng lòng của hai nhân vật nổi tiếng trong làng Taekwondo mà đội tuyển Kempo Việt Nam đoạt 4 HCV, 3 HCB, 6 HCĐ.

Những gia đình SEA Games ảnh 3
 

Năm nay, vẫn với những VĐV xuất sắc nhiều kinh nghiệm, đội tuyển Kempo được đánh giá sẽ là “mỏ vàng” của TTVN tại SEA Games 27 trên đất Myanmar.

Nhất Thống - Huyền Diệu không phải là cặp vợ chồng duy nhất trong đoàn TTVN. Ở môn điền kinh, có cặp vợ chồng rất nổi tiếng: Cựu VĐV Vũ Mỹ Hạnh và chồng là chuyên gia chạy rào một thời Nguyễn Văn Lợi.

Vũ Mỹ Hạnh từng đoạt HCB nhảy cao tại SEA Games 16 năm 1991, sau đó tại các kỳ SEA Games 17, 18, 19 Vũ Mỹ Hạnh đều đoạt HCĐ. Mức xà kỷ lục của Mỹ Hạnh 1m82 phải tới 7 năm sau, chính học trò của cô là Bùi Thị Nhung - một VĐV đất Hải Phòng lập được với thành tích 1m83.

Theo giới chuyên môn, đóng góp lớn nhất của Vũ Mỹ Hạnh cho điền kinh chính là việc dìu dắt các học trò xuất sắc như Bùi Thị Nhung, Ngọc Tâm, Duy Bằng đoạt HCV nhiều năm tại các kỳ SEA Games cũng như từng có HCV Châu Á.

Trong khi đó, VĐV chạy rào Nguyễn Văn Lợi, đồng đội của Bích Hường một thời giờ làm HLV trực tiếp của Ngọc Quang - con trai Bích Hường ở tổ chạy rào nam.

Còn ở môn cờ vua cặp đôi Nguyễn Ngọc Trường Sơn (vô địch thế giới U10 cách đây hơn 10 năm) được sát cánh cùng vợ chưa cưới của mình là Thảo Nguyên - nữ kỳ thủ số 1 Việt Nam. SEA Games 2011, Trường Sơn đoạt HCĐ trong khi Thảo Nguyên xuất sắc đoạt HCV cờ vua nữ.

Trường Sơn - Thảo Nguyên đã làm lễ hỏi và sau SEA Games này sẽ cưới nhau. Cả Sơn và Nguyên đều cho rằng, tấm HCV là món quà cưới ý nghĩa họ sẽ cố gắng đoạt được và dành cho nhau.

Những người cùng trong gia đình khiến đoàn TTVN thêm màu sắc khi tham dự SEA Games lần này, đó cũng là một điểm đặc biệt và là động lực để hướng tới thành công.

Theo Thành An
Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.