>Chuyện chỉ Trường Sơn mới có
>Bảo tàng giữa đại ngàn Trường Sơn
Chương trình diễn ra ngày 18/5, tại Bộ Tư lệnh Thủ đô, do Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam phối hợp với Công ty Hastec, Binh đoàn 12 - Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức, nhân kỷ niệm 54 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2013).
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Thiếu tướng Võ Sở khẳng định:“Với truyền thống và bản lĩnh, tình cảm, trách nhiệm của người lính Trường Sơn, cán bộ hội viên các cấp của Hội trong cả nước đang hoạt động không biết mệt mỏi với khẩu hiệu Vì Trường Sơn, cho Trường Sơn hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau. Nhiều điển hình tập thể, tấm gương hội viên chiến sĩ Trường Sơn làm kinh tế giỏi, giúp đỡ đồng đội xóa đói giảm nghèo đã và đang được nhân rộng trong cả nước”.
Với thời lượng 120 phút, chương trình nghệ thuật “Âm vang Trường Sơn” bao gồm ba chương: Âm vang Trường Sơn, Ký ức Trường Sơn và Trường Sơn gọi Trường Sa. Kịch bản chương trình do Giám đốc Công ty Hastec; Tổng đạo diễn và chỉ đạo nghệ thuật: Nhạc sĩ, Thạc sĩ, NGƯT Vũ Minh Vỹ.
Tham gia biểu diễn là các diễn viên của CLB văn nghệ Trường Sơn, đội văn nghệ Trường Sơn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Thanh Hóa, ca sĩ Nhà hát quân đội, đoàn nghệ thuật QK 2 và tỉnh Hầ Tĩnh cùng sinh viên Học viện Âm nhạc quốc gia.
Nhiều nhạc phẩm nổi tiếng gắn liền với những năm tháng sục sôi và hình tượng người chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn đã được thể hiện như: Bước chân trên dải Trường Sơn, Chiếc gậy Trường Sơn, Tình em gửi trọn con đường, Đường Trường Sơn xe anh qua, Cô gái Pa Kô…
Chương trình cũng đã trao quà cho đại biểu thân nhân gia đình Liệt sỹ, thương bệnh binh Trường Sơn. |
Tại chương trình, Lãnh đạo Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam và Giám đốc Công ty Hastec đã trao quà cho đại biểu thân nhân gia đình Liệt sỹ, thương bệnh binh Trường Sơn.
Một số hình ảnh các tiết mục biểu diễn trong chương trình giao lưu nghệ thuật:
Thời hoa lửa được tái hiện qua nhiều tiết mục múa, hát. |
Ca khúc "Bước chân trên dải Trường Sơn". |
Chiếc gậy gắn liền với người lính Trường Sơn cũng được nhắc đến . |
Âm hưởng Tây Nguyên nơi núi rừng Trường Sơn cất lên với Cô gái Pa Kô, Tiếng đàn Ta-lư. |
Có những người lính nằm lại nơi núi rừng Trường Sơn được nhắc đến trong "Chiều nghĩa trang Trường Sơn". |
Khép lại chương trình là ca khúc "Hát mãi khúc quân hành". |