Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào?

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào?
TPO - Trong chiến đấu cần có công sự, xây dựng công sự là nhiệm vụ quan trọng của người lính để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả chiến đấu. Phương thức và quan điểm xây dựng công sự được thống nhất dựa trên kinh nghiệm tác chiến trên các chiến trường của quân đội Mỹ.

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào?

TPO - Trong chiến đấu cần có công sự, xây dựng công sự là nhiệm vụ quan trọng của người lính để đảm bảo an toàn và tăng cường hiệu quả chiến đấu. Phương thức và quan điểm xây dựng công sự được thống nhất dựa trên kinh nghiệm tác chiến trên các chiến trường của quân đội Mỹ.

I. Công sự chiến đấu của tổ bộ binh quân đội Mỹ

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào? ảnh 1
 

1. Người lính bộ binh sử dụng nhiều loại công sự tạm thời và chắc chắn để chiến đấu: Công sự một người, hai người, ba người, công sự cho súng máy, súng chống tăng hạng trung và súng chống tăng hạng nhẹ. Súng phóng lựu không giật 90 mm.

2. Binh sĩ phải xây dựng công sự để có thể tự bảo vệ và phát huy hỏa lực trên khu vực được phân công.

3. Công sự bảo vệ ngươi lính bằng vật cản chống xuyên phá các loại đạn xuyên, mảnh bom đạn bằng công trình công sự, là vị trí ẩn nấp của người lính trên địa hình chiến đấu và ngụy trang phù hợp không cho địch phát hiện.

4. Công sự xây dưng sao cho địch không thể phát hiện ra được công sự hoặc chỉ phát hiện khi đã khai hỏa, người lính có được hiệu quả khi hành động.

5. Trong điều kiện có thể được, người lính cần xây dựng công sự ở những chỗ khó phát hiện, sau những vật che chắn tự nhiên và dễ dàng ngụy trang tránh bị phát hiện sớm.

6. Bước quan trọng nhất chuẩn bị cho vị trí công sự là làm cho nó không thể bị nhìn thấy từ phía địch.

7. Khi xây dựng công sự tạm thời, người lính cần phải luôn luôn;

a. Đào công sự đủ sâu.

b. Đổ các bao đất cát đầy từ 75%.

c. Làm các bức tường khi đào công sự trong đất cát hoặc cát.

d. Kiểm tra sự ổn định, chắc chắn của các bức tường công sự.

e. Kiểm tra và thử độ chắc chắc của công sự hàng ngày, sau khi mưa lớn, sau khi nhận được từ người sử dụng trước hoặc sau khi bị hỏa lực đánh trúng.

f. Luôn củng cố, sửa chữa và hoàn thiện công sự theo yêu cầu chiến trường.

g. Sử dụng nguyên vật liệu thích hợp và đúng yêu cầu xây dựng công sự.

8. Công sự cần xây dựng thuận tiện cho quan sát và chiến đấu với quân địch.

a. Binh sĩ có thể xạ kích vào quân địch khi quân địch xuất hiện trong khu vực hỏa lực người lính được phân công.

b. Binh sĩ phải xạ kích được trong tầm bắn hiệu quả vũ khí của họ với không gian xạ kích có góc bắn tối đa và góc chết là nhỏ nhất.

c. Những người lính và chỉ huy phải xác định được vị trí tốt nhất xây dựng công sự cho nhiệm vụ và vị trí chiến đấu mà họ đảm nhiệm.

d. Người chỉ huy phải đảm bảo các hỏa điểm phải tạo ra các lưới hỏa lực đan xen với nhau.

e. Lưới hỏa lực xuất phát từ nhiều vị trí sẽ bao chùm toàn bộ khu vực phòng thủ của trung đội và là cơ sở căn bản cho hỏa lực phản kích.

9. Các bước chuẩn bị:

a. Người chỉ huy phải đảm bảo chắc chắn rằng binh sĩ của họ hiểu khi nào và làm thế nào chuẩn bị công sự chiến đấu, phụ thuộc vào tình huống chiến trường.

b. Binh sĩ chuẩn bị công sự tạm thời khi trung đội tạm dừng (trừ trường hợp nghỉ ngắn) vì lý do tình huống cần đảm bảo an toàn. Một nửa đơn vị sẽ chuẩn bị công sự, nửa còn lại chiếm vị trí thuận lợi cảnh giới và sẵn sàng chiến đấu.

c. Chỉ huy tổ, tiểu đội phải kiểm tra các vị trí khi binh sĩ chuẩn bị xây dựng công sự chiến đấu trong từng bước.

10. Bước 1 Người chỉ huy tiểu đội kiểm tra vị trí nằm của binh sĩ và ra lệnh cho binh sĩ đóng cọc chuẩn khu vực xạ kích .

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào? ảnh 2
 

11. Bước 2: Ụ đất, bao cát chắn được đặt với khoảng cách là một mũ sắt tính từ cạnh của hố công sự đến phía trước mặt, hai bên sườn và phía sau lưng.

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào? ảnh 3
 

12. Bước 3 –Công sự khi đào, đất được đổ lên phía trước của công sự, phía trước bao cát chắn đạn và được lèn chặt.

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào? ảnh 4
 

13. Bước 4 - Ụ đất (bao cát) được chuẩn bị và công sự được ngụy trang bằng những vật chất xung quanh địa hình sao cho không thể nhận thấy được sự khác biệt ở khoảng cách 35m.

Công sự đã nguy trang
Công sự đã nguy trang.
 

14 Tên gọi của những công sự: Số lượng người, tên gọi của vũ khí, thời gian ụ súng, địa hình địa vật là những yếu tố để đặt tên cho công sự. Công sự tạm thời, vững chắc, công sự cá nhân, công sự hai người, công sự súng máy, súng chống tăng…

a. Công sự tạm thời.

(1) Binh sĩ chuẩn bị công sự tạm thời trong điều kiện không có thời gian để chuẩn bị công sự vững chắc.

(2) Binh sĩ phải tìm một vật cản tự nhiên bất kỳ trên địa hình có thể có thể ẩn nấp.

(3) Đó phải là vật cản phía trước, có thể ngăn chặn hỏa lực trực tiếp và bắn chéo của đối phương.

(4) Công sự đơn giản có thể là chiếc ba lô được đặt bên cạnh gốc cây hoặc một tảng đá lớn.

(5) Để tránh hỏa lực trực tiếp, công sự tạm thời có thể là chỗ đất lõm hoặc một cái hố sâu khoảng 18 inch (45cm)

(6) Thuật ngữ công sự tạm thời không có nghĩa là không đào.

(7) Chỉ cần có một vài phút, trong tư thế nằm ẩn nấp có thể nạo hoặc đào được một nơi trú ẩn và sẵn sàng xạ kích.

(8) Công sự tạm thời này có thẻ thích hợp cho một cuộc phục kích hoặc một vị trí ẩn nấp tạm thời để quan sát địch tình trong tình huống đột kích hoặc tấn công.

(9) Công sự tạm thời có thể là bước đầu tiên cho xây dựng công sự vững chắc hơn.

Cấu trúc thiết kế của công sự cá nhân tạm thời quỳ bắn
Cấu trúc thiết kế của công sự cá nhân tạm thời quỳ bắn.
Mô phỏng 3D công sự cá nhân sử dụng hố đạn pháo
Mô phỏng 3D công sự cá nhân sử dụng hố đạn pháo.
 

b. Công sự cá nhân.

Hố cá nhân
Hố cá nhân.
 

(1) Đây là một loại công sự cho phép binh sĩ ẩn nấp an toàn khi chiến đấu và phát huy hỏa lực phòng vệ.

(2) Hố công sự vừa đủ lớn cho một binh sĩ sử dụng với vũ khí trang bị. Theo yêu cầu chiến đấu, chỉ huy có thể cho phép binh sĩ mở rộng hố công sự từ 1 người thành ụ súng cá nhân và hào giao thông.

Công sự cá nhân đứng bắn, có đào lỗ để chống lựu đạn
Công sự cá nhân đứng bắn, có đào lỗ để chống lựu đạn.
 
Công sự cá nhân hoàn thiện chắc chắn có năp 1 người
Công sự cá nhân hoàn thiện chắc chắn có năp 1 người.

3) Công sự cá nhân không thể bảo vệ cùng lúc cho 2 người sử dụng.

(4) Một binh sĩ trong công sự cá nhân phải xạ kích được phía trước, chéo sang hai bên và bắn được phía sau.

c. Công sự dành cho 2 người.

Công sự cá nhân 2 người tạm thời
Công sự cá nhân 2 người tạm thời.
Công sự cá nhân 2 người, mô phỏng 3D
Công sự cá nhân 2 người, mô phỏng 3D.
Cống sự hai người có nắp hầm
Cống sự hai người có nắp hầm.
Công sự 2 người, mô phỏng 3 D
Công sự 2 người, mô phỏng 3 D.
 

(1) Công sự hai người có thể chuẩn bị ở địa hình kín, có vật che khuất, ẩn nấp và có thể có nắp che chắn, ngụy trang

(2) Công sự cần sử dụng ở nơi có khu vực tác xạ rộng, có thể hỗ trợ hỏa lực cho nhau mạnh hơn vị trí xạ kích liền kề.

(3) Công sự có sử dụng địa vật để che chắn có một khu vực góc chết phía trước của công sự hai người.

(4) Một trong 2 vị trí xạ kích của công sự hai người được mở rộng hơn về phía trước nhằm giảm góc chết của hướng bắn.

(5) Thay đổi vị trí bắn cho phép các binh sĩ quan sát tốt hơn khu vực hỏa lực phía trước và có góc bắn rộng hơn.

(6) Đồng thời, trong điều kiện cho phép, khi nghỉ ngơi hoặc ăn uống, một binh sĩ có thể ăn hoặc ngủ, một binh sĩ có thể quan sát thường xuyên khu vực hỏa lực của mình.

(7) Nếu vị trí bị tấn công bởi hỏa lực tập trung mạnh, binh sĩ có thể lùi về vị trí ẩn nấp phía sau vật che chắn và nắp công sự.

(8) Lùi lại 1m, người lính có thể tìm kiếm mục tiêu và xạ kích tiêu diệt mục tiêu khi hỏa lực của địch tạm lắng xuống.

(9) Đây là công sự cần nhiều công đào đắp và cần phải ngụy trang thật cẩn thận

(10) Đây cũng là công sự khá nguy hiểm khi địch tiếp cận và sử dụng lựu đạn. Do đó, phải có hố chống lựu đạn.

Quy trình đào đắp công sự 2 người
Quy trình đào đắp công sự 2 người.
Quy trình đào công sự tổ 3 người
Quy trình đào công sự tổ 3 người.
Công sự cho súng DKZ
Công sự cho súng DKZ.
 

Ẩn nấp, che chắn và ngụy trang

1. Nếu như đối phương phát hiện ra bạn, đối phương có thể xạ kích vào bạn bằng hỏa lực bắn thẳng hoặc cầu vồng. Vì vậy bạn phải che giấu không cho địch quan sát phát hiện đồng thời phải ẩn nấp trước hỏa lực của địch.

Khi trên địa hình chiến trường không có những vị trí ẩn nấp tự nhiên và che khuất, binh sĩ phải chuẩn bị sẵn sàng ẩn nấp tránh hỏa lực địch và ngụy trang che giấu bằng những vật tự nhiên hoặc nhân tạo để ngụy trang bản thân, vũ khí trang bị và vị trí chiến đấu.

2. Ẩn nấp là tránh không bị sát thương bởi đạn bắn thẳng, vụ nổ bởi các loại đạn nổ phá mảnh, lửa, yếu tố sát thương vũ khí hạt nhân và chất độc hóa học.

a. Ẩn nấp còn tránh được khả năng quan sát phát hiện của địch.

b. Vị trí ẩn nấp có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo.

c. Các vị trí ẩn nấp tự nhiên bao gồm có khúc gỗ, cây, gốc cây, khe núi, bờ đất, hang hốc…

d. Các vị trí ẩn nấp nhân tạo như công sự, chiến hào , tường chắn, gạch đá đổ nát và hố bom đạn.

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào? ảnh 18
 

e. Ngay cả chỗ đất lõm sâu và hốc nhỏ trên mặt đất cũng có thể là vật che chắn.

f. Hãy tìm kiếm và sử dụng tất cả những gì dù là nhỏ nhất trên địa hình làm nơi ẩn nấp.

g. Trong trận đánh, binh sĩ cần ẩn nấp tránh hỏa lực trực tiếp và gián tiếp.

h. Để có thể ẩn nấp trong phòng thủ, binh sĩ cần xây dựng công sự ( ẩn nấp nhân tạo) và ngụy trang sao cho giống với địa vật quanh khu vực ẩn nấp nhân tạo.

i. Để bảo vệ an toàn cho phân đội trước hỏa lực địch, khi tấn công hoặc cơ động di chuyển, cần lựa chon những đường cơ động có những vật cản giữa phân đội và các khu vực nằm trong tầm quan sát của địch hoặc địch xác định lực lượng sẽ đi qua đó.

j. Sử dụng các khe núi, rãnh, đồi dốc, cây cối, tường và những vật che chắn khác để đối phương không phát hiện ra bạn và xạ kích vào đội hình.

k. Tránh các khu vực trống và tránh để hình ảnh của mình in trên nền trời khi cơ động trên các đỉnh núi hoặc sườn đèo, hoặc cơ động trên các mái nhà, trần nhà cao không có che chắn.

Mỹ ngụy trang và 'giữ mạng' binh sĩ thế nào? ảnh 19
 

3. Che khuất là tất cả các vật có thể che chắn không cho địch quan sát được đơn vị và bạn, những hoạt động của bạn.

a. Vật che chắn không che chắn bạn trước hỏa lực địch.

b. Đừng bao giờ nghĩ rằng binh sĩ có thể được bảo vệ khỏi hỏa lực của địch, bởi vì địch không nhìn thấy.

c. Vật che khuất, tương tự như vật che chắn, có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo.

d. Che khuất tự nhiên bao gồm bụi rậm, cỏ, cây và bóng tối.

e. Nếu có thể, không được phá hoại hay làm thay đổi những vật che khuất tự nhiên.

f. Những vật che khuất nhân tạo có thể là các bộ đồ quân trang địa hình, lưới ngụy trang, vẽ mặt bằng các mầu giống tự nhiên, hoặc lấy các vật liệu từ tự nhiên che phủ.

g. Vật che khuất nhân tạo cũng có thể lấy từ những vật liệu có ngay trên địa hình.

h. Giữ nghiêm kỷ luật về ánh sáng, kỷ luật về tiếng ồn, kỷ luật cơ động, sử dụng các vật ngụy trang để che khuất và đánh lừa địch.

i. Kỷ luật ánh sáng là kiểm tra kiểm soát chặt chẽ, không được hút thuốc trong không gian mở, không đi bộ xung quanh với một chiếc đèn phin và không sử dụng đèn pha ô tô hoặc xe cơ giới khi dừng hoặc cơ động.

j. Kỷ luật âm thanh là giữ cho phân đội thật im lặng, mọi hoạt động không phát ra tiếng ồn hoặc lẫn trong tiếng ồn phát ra từ phía địch ( khi các thiết bị của đơn vị hoạt động) Khi có thể, sử dụng phương pháp liên lạc bằng ký tín hiệu của tay, cánh tay.

k. Kỷ luật cơ động là cấm mọi hoạt động di chuyển xung quanh vị trí công sự hoặc hỏa lực (trừ trường hợp rất cần thiết) và di chuyển trên dường không có vật che chắn hoặc che khuất.

l. Trong phòng thủ, xây dựng và ngụy trang công sự kỹ càng kín đáo, tránh không cơ động xung quanh. Trong chiến đấu tấn công, hãy che giấu bản thân và vũ khí của mình bằng vật ngụy trang, cơ động giữa các cây cối hoặc trên địa hình được che khuất.

m. Bóng tối không thể che dấu được đơn vị từ các hoạt động quan sát của địch khi quân địch tấn công hay phòng thủ.

n. Thiết bị nhìn đêm và các thiết bị trinh sát quan sát phát hiện ban đêm cho phép địch có thể nhìn rõ lực lượng cả ban ngày lẫn ban đêm.

Ngụy trang hầm công sự
Ngụy trang hầm công sự.
 

4. Ngụy trang là tất cả những gì bạn sử dụng để giữ cho bản thân, vũ khí trang bị, công sự nhìn từ phía ngoài giống như các vật tự nhiên trên địa hình.

Ngụy trang mũ sắt
Ngụy trang mũ sắt .
Ngụy trang bôi mặt chống ánh xạ
Ngụy trang bôi mặt chống ánh xạ.
Huấn luyện ngụy trang trên bãi cỏ
Huấn luyện ngụy trang trên bãi cỏ.
 

a. Các vật liệu tự nhiên và nhân tạo đều được sử dụng để ngụy trang.

b. Thay đổi và luôn làm cho các vật, lưới ngụy trang tốt và giống như tự nhiên.

c. Thời gian giữa các lần thay đổi và làm mới làm tốt ngụy trang phụ thuộc vào thời tiết, thời gian và vật liệu sử dụng cho ngụy trang.

d. Khi hết thời gian, ngụy trang tự nhiên có thể mất hiệu quả của nó (ngụy trang bị khô héo, bị vàng úa, rơi rụng).

e. Tương tự như vậy, lưới ngụy trang nhân tạo cũng có thể bị mất, bị mờ hoặc rơi rụng.

f. khi ngụy trang đã bị hỏng, bị mất tác dụng. Binh sĩ và vũ khí trang bị có thể mất đi tác dụng hòa đồng với môi trường. Điều đó sẽ làm cho đối phương dễ dàng phát hiện ra vị trí ẩn nấp của lực lượng.

Tổ bộ binh cơ động ngụy trang
Tổ bộ binh cơ động ngụy trang.
Đồng phục ngụy trang trên chiến trường Apganixtan
Đồng phục ngụy trang trên chiến trường Apganixtan.
 

h. Những điều cần chú ý khi ngụy trang che dấu.

(1) Sự vận động lôi kéo sự chú ý: Khi bạn sử dụng tay, bàn tay làm các cử động hoặc bạn đi lại trong công sự của bạn, những cử động đó có thể nhận biết từ rất xa bằng mắt thường. Khi phòng thủ, các hoạt động vận động và đứng lom khom chỉ được thực hiện khi rất cần thiết. Khi tấn công, cần di chuyển theo những tuyến đường được che chắn hoặc được che khuất.

(2) Công sự chiến đấu không được xây dựng chỗ nào địch có thể dễ dàng tìm thấy, xây dựng công sự bên cạnh những ngọn đồi, xa hẳn khỏi những tuyến đường hoặc những tòa nhà, những công trình xây dựng, trong những khu vực được che chắn hoặc dễ dàng che khuất. Không xây dựng công sự trên địa hình rộng, thoáng.

(3) Đường nét và bóng đổ có thể làm lộ vị trí của bạn nếu quan sát từ trên cao hoặc trên máy bay. Dưới ánh sáng buổi sáng hay buổi chiều, bóng của bạn, đường nét của vũ khí trang bị có thể làm lộ vị trí chiến đấu. Cần rất cẩn trọng trong ngụy trang, khi cơ động, hay cơ động trong bóng tối hoặc bóng của vật che khuất nếu có thể.

(4) Sự phản quang, phản sáng cũng có thể gây sự chú ý của đối phương, trong bóng tối, ánh sáng có thể là đốm lửa thuốc lá hoặc ánh sáng phản sáng của đèn pin từ bề mặt được đánh bóng của vũ khí trang bị, như mũ sắt, kính chắn gió, mặt kính đồng hồ hoặc dây băng, hoặc chính da của bạn cũng có khả năng phản sáng. Trong bóng đêm, ánh sáng hoặc sự phản xạ của nó sẽ làm lộ vị trí và giúp kẻ địch xác định công sự của bạn hoặc chính bản thân bạn. Để giảm hoặc chống sự phản xạ ánh sáng, hãy mặc quần áo ngụy trang và bôi mặt. Đồng thời có thể bôi lên bề mặt vũ khí trang bị các loại mầu, bùn đất hoặc che phủ bằng các vật liệu ngụy trang.

(5) Hình dạng là đường viền bên ngoài hoặc hình dáng. Hình dạng mũ sắt rất dễ nhận biết, hình dạng của con người cũng vậy, khi bị chiếu hắt lên bằng ánh sáng, hình dạng được phân biệt rất dễ dàng. Hãy sử dụng ngụy trang và che khuất để làm biến dạng hình dạng binh sĩ, hãy làm cho hình dạng của mình hòa nhập với môi trường xung quanh.

(6) Mầu sắc của da bạn, quân phục và vũ khí trang bị có thể giúp cho quân địch phân biệt được nếu mầu của bạn nổi lên với mầu của nền phong cảnh môi trường.

Trịnh Thái Bằng

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG