Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện nay. |
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm TCCT, chủ trì buổi Hội thảo. Tham dự có đại diện các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng; các nhà khoa học; nhà sử học; nhà quản lý và cán bộ các bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội cùng các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của quân đội nghỉ hưu.
Nội dung cơ bản của Đề án xây dựng Bảo tàng LSQS Việt Nam gồm 11 phần; diện tích đất xây dựng Bảo tàng là 39 ha tại Mỹ Đình - Đại lộ Thăng Long gồm tòa nhà chính, các tòa nhà phụ trợ và không gian trưng bày ngoài trời...
Các ý kiến tham luận tại Hội thảo cơ bản nhất trí cao với các nội dung đề án.
Hội thảo Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quân sự tổ chức ngày 3-1-2013. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng |
Một số ý kiến đóng góp, bổ sung và tham gia nhiều nội dung có giá trị, đề cập và đề xuất, với công trình quy mô lớn nên tổ chức mời chuyên gia thiết kế nước ngoài tham gia. Tổ chức phân bố hợp lý bố cục khu trưng bày cả trong nhà, ngoài trời, đảm bảo được các chức năng của một bảo tàng hiện đại là: Chức năng khoa học, chức năng tuyên truyền, giáo dục và chức năng hưởng thụ văn hóa.
Về mảng trưng bày các nội dung tại bảo tàng nên đưa thêm các chuyên đề: Nghĩa tình quân - dân; phòng trưng bày Tổ quốc vinh danh với các vị tướng lĩnh, lãnh tụ có công với đất nước qua các thời kỳ. Tổ chức đi trước, đón đầu trong việc đào tạo nhân lực có trình độ để vận hành một bảo tàng hiện đại…
Dự án xác định tiến độ và nội dung công việc lớn xây dựng Bảo tàng LSQS Việt Nam qua 3 bước: Chuẩn bị đầu tư (2011-2013); xây dựng công trình (2014-2017); tổ chức trưng bày và khánh thành (2018-2020).
Theo Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng