Hết thời dự án bất động sản gắn mác ngoại?

Hết thời dự án bất động sản gắn mác ngoại?
TP - Trào lưu trở thành “mốt” khi hàng loạt dự án bất động sản từ chung cư đến các trung tâm thương mại, khu đô thị gắn mác tên nước ngoài. Bộ Xây dựng dự kiến quy định tên dự án phải sử dụng tiếng Việt và không được viết tắt. Đề xuất này liệu có khả thi?

> Căn hộ, đất nền đua nhau chào bán
> Căn hộ ở Hà Nội rầm rộ bung hàng

“Méo miệng” vì dự án tên Tây

Tại buổi khởi công xây dựng và nhận đăng ký mua căn hộ của một dự án khu chung cư tại khu Hoàng Cầu (quận Đống Đa-Hà Nội) mới đây, nhiều khách hàng đứng trước dự án phải “méo cả miệng” khi không biết phải phát âm tên chính xác là gì. Bởi lẽ, chủ đầu tư này đã đặt tên cho dự án bằng tiếng Pháp.

“Nghe tên dự án rất Tây, rất sang trọng nhưng quả thật để đọc được, nhớ được rất khó. Tôi chỉ biết đây là dự án chung cư Hoàng Cầu thôi”, ông Nguyễn Văn Bình-một khách hàng thăm quan dự án nói.

Hiện nay tình trạng sử dụng tên, tiếng nước ngoài cho các dự án bất động sản đang được các chủ đầu tư áp dụng khá phổ biến và nó như thành “mốt”. Có thể kể tên hàng loạt những dự án, khu đô thị mới được chủ đầu tư gắn mác ngoại như dự án khu đô thị Splendora (tên tiếng Việt là Bắc An Khánh); dự án Usilk City; dự án Mandarin; The Manor...

“Việc lấy tên dự án bằng tiếng nước ngoài hiện rất phổ biến của các chủ đầu tư bất động sản. Dù các dự án đều bán cho khách hàng là người Việt và chưa cần biết đến chất lượng ra sao, nhưng nghe những cái tên nước ngoài vẫn thể hiện được phần nào sự sang trọng, đẳng cấp của dự án”, anh Hoàng Trung Công-điều hành sàn bất động sản Info cho biết.

Chấm dứt “loạn” mác ngoại?

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, tên gọi dự án chính là một phần thương hiệu, một phần không tách rời trong chiến lược marketing cho sản phẩm, thể hiện đẳng cấp, đối tượng của sản phẩm.

“Khi đặt tên dự án tên nước ngoài nhiều khách hàng chê khó nhớ, khó đọc. Nhưng qua nghiên cứu chúng tôi thấy sử dụng tiếng Việt để đặt tên cho dự án có thể gây khó khăn trong việc diễn đạt đặc điểm, tính chất, vị trí địa lý của dự án”, ông Nguyễn Phong Châu, Giám đốc Cty tư vấn xây dựng Hoàng Châu lý giải.

Trao đổi với phóng viên đại điện Bộ Xây dựng cho hay, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc đối với việc đặt tên các dự án bất động sản. Chính điều này dẫn đến việc “loạn” tên các dự án, đua nhau lấy tên ngoại.

Theo Bộ Xây dựng, trong dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi lần thứ 4 vừa mới công bố để lấy ý kiến, sẽ quy định tên dự án phải sử dụng tên tiếng Việt và không được viết tắt. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt, chỉ được thay đổi khi có phê duyệt của cơ quan thẩm quyền.

Theo một số chuyên gia, điều khoản này nhằm hạn chế tâm lý “sính ngoại” dùng tiếng nước ngoài đặt tên cho dự án nhà ở đang khá phổ biến, dễ gây nhầm lẫn cho người dân, lai căng văn hóa.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
CEO Acecook Việt Nam bị làm giả chữ ký
TPO - Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết, trên nhiều trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… lừa đảo bằng cách giả dạng thông tin tuyển dụng, làm giả cả chữ ký của tổng giám đốc trên thông tin tuyển dụng rồi đưa vào các trường đại học tuyển ứng viên. Đối tượng lừa đảo yêu cầu ứng viên nộp tiền tuyển dụng vào tài khoản, từ 150.000 - 300.000 đồng/người.