Hiển Lâm Các - Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc Việt

Hiển Lâm Các - Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc Việt
TPO - Hiển Lâm Các – công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng thành Huế. Đây được xem là công trình có nhiều nét tinh xảo, cầu kỳ và có độ thẩm mỹ cao tới từng chi tiết.

>U hoài lăng phó vương giữa lòng Hà Nội
>Một nét Phù Tang nơi phố Hội

Hiển Lâm Các nằm trong khu vực miếu thờ trong Hoàng thành Huế. Công trình được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng.

Hiển Lâm Các cao 17m. Độc đáo của Hiển Lâm Các nhất chính là công trình này được làm hoàn toàn bằng gỗ và có tất cả 12 mái, 4 cột chính chạy suốt chiều cao của Hiển Lâm Các. Diện tích mặt bằng Hiển Lâm Các là 300 m².

Phần gỗ của công trình được đặt trên khối nền cao hình chữ nhật, lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí.

Từ dưới bước lên mặt nền bằng hai hệ thống bậc cấp đá Thanh, ở trước và sau mỗi hệ thống có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi dành riêng cho vua.

Hiển Lâm Các gồm ba tầng. Giữa các tầng có tỷ lệ cân xứng, hài hòa với nhau. Tầng một có tất cả 5 gian, kiến trúc của tầng một được xem là sắc sảo với những bản điêu khắc đạt đến trình độ điêu khắc tinh xảo.

Các cột, kèo của tầng một, các bản điêu khắc có in hình rồng, hoa, lá có giá trị rất cao về mặt kiến trúc. Ở hàng cột 3 tính từ mặt trước, dựng một dãy đố bản, giữa mỗi gian trổ một cửa vòm. Các hệ thống kèo, liên ba, đố bản ở tầng này đều chạm nổi các mô típ hình rồng cách điệu hoá thành dây leo lá cuốn.

Trên cửa giữa treo tấm hoành phi lớn đề ba chữ "Hiển Lâm Các" trên nền sơn màu lục, khung chạm 9 con rồng vờn mây sơn son thếp vàng.

Hiển Lâm Các
Hiển Lâm Các.

Chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được bắc lên tầng 2 được xem là một tác phẩm giá trị nhất của Hiển Lâm Các. Cầu thang được trang trí đẹp, hai tay vịn được chia thành các ô hộc trang trí hình chữ “thọ”, chữ “vạn” và các đường kỷ hà. Đầu và cuối tay vịn đều chạm nổi hình đầu và đuôi rồng uốn lượn mềm mại...

Tầng hai được chia làm ba gian và tầng ba chỉ có một gian. Trên cùng của tầng ba có đựng một bình rượu màu vàng.

Hiển Lâm Các là công trình đẹp và độc đáo của khu vực Hoàng Thành. Nó là công trình được bảo quản tốt và được trùng tu nhiều lần, lần mới nhất vào năm 2001 được xem là lần trùng tu hoàn chỉnh nhất.

Hiển Lâm Các có độ cân xứng trong thiết kế
Hiển Lâm Các có độ cân xứng trong thiết kế.
Phần mái được thiết kế cầu kỳ. Có ba mái chính
Phần mái được thiết kế cầu kỳ. Có ba mái chính.
Hiển Lâm Các - Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc Việt ảnh 4
Ngói lợp của Hiển Lâm Các
Ngói lợp của Hiển Lâm Các.
hoành phi lớn có ba chữ
Hoành phi lớn có ba chữ "Hiển Lâm Các" được đặt trên cửa chính.
Công trình Hiển Lâm Các có nhiều họa tiết trạm nổi
Công trình Hiển Lâm Các có nhiều họa tiết trạm nổi.
Cột kèo, xà nhà cũng công phu với trạm trổ rồng phượng, hoa lá....
Cột kèo, xà nhà cũng công phu với trạm trổ rồng phượng, hoa lá.....
Cửa được trang trí tinh xảo gồm nhiều họa tiết trạm trổ
Cửa được trang trí tinh xảo gồm nhiều họa tiết trạm trổ.
Chiếc cầu thang dẫn lên tầng một ví dụ rõ ràng cho sự cầu kỳ, tinh tế của công trình Hiển Lâm Các
Chiếc cầu thang dẫn lên tầng một ví dụ rõ ràng cho sự cầu kỳ, tinh tế của công trình Hiển Lâm Các.
Lan can là những hình chữ Thọ, Phúc làm công phu
Lan can là những hình chữ Thọ, Phúc làm công phu.
Đầu cầu thang có hình rồng
Đầu cầu thang có hình rồng.
Mặt thềm cầu thang cũng có trạm hình mây, sóng
Mặt thềm cầu thang cũng có trạm hình mây, sóng.
Nền nhà là gạch Bát Tràng
Nền nhà là gạch Bát Tràng.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
Chuối Việt Nam 'nhảy vọt’ ở Trung Quốc
TPO - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2024 đạt hơn 7,2 tỷ USD - con số kỷ lục từ trước tới nay. Trong đó nhiều mặt hàng trái cây tăng trưởng 20-40%, đặc biệt chuối tươi chiếm tới 42% thị phần và vượt qua cả Philipine, Ecuado tại thị trường Trung Quốc.