Những học sinh của Việt Nam trên sẽ nhận giải thưởng trị giá 3.000 đôla Mỹ cho dự án “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời”.
Học sinh Việt Nam tại lễ trao giải. |
Giải pháp cho ung thư tuyến tụy của học sinh 15 tuổi
Jack Andraka, 15 tuổi, từ Crownsville, Mỹ đã giành giải cao nhất cho phương pháp mới của mình trong việc phát hiện ung thư tuyến tụy tại Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel, một chương trình của Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng.
Dựa trên xét nghiệm bệnh tiểu đường, Jack đã tạo ra một cảm biến đơn giản với hình dạng que đo để kiểm tra máu và nước tiểu để quyết định liệu bệnh nhân đó có bị ung thư tuyến tụy giai đoạn đầu hay không.
Nghiên cứu của cậu học trò này mang lại kết quả chính xác tới hơn 90% và cho thấy cảm biến đang được đăng ký bản quyền này của cậu nhanh hơn 28%, rẻ hơn 28% và nhạy hơn 100 lần so với các xét nghiệm hiện nay.
Jack đã nhận được Giải thưởng Gordon E. Moore, một giải thưởng đặc biệt được đặt theo tên của người đồng sáng lập, cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Intel trị giá 75.000 đôla Mỹ.
Hai học sinh, Nicholas Schiefer, 17 tuổi, từ Pickering, Ontario, Canada và Ari Dyckovsky, 18 tuổi, từ Leesburg, Virginia, Mỹ chiến thắng ở giải thưởng Nhà Khoa học Trẻ của quỹ Intel Foundation trị giá 50.000 đôla Mỹ mỗi người.
Nicholas nghiên cứu cái mà cậu gọi là “tìm kiếm siêu vi”, hay còn gọi là khả năng tìm kiếm các phương tiện thông tin đang phát triển rất nhanh hiện nay: một số lượng ít các nội dung, như các cập nhật từ tiểu blog (Twitter) hay các cập nhật trạng thái từ Facebook.
Thông qua nghiên cứu của mình, Nicholas hy vọng sẽ nâng cao khả năng của các công cụ tìm kiếm vốn từ đó sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp cận các thông tin cần thiết.
Ari nghiên cứu khoa về về dịch chuyển lượng tử. Cậu tìm ra rằng một khi các nguyên tử được liên kết qua một quá trình gọi là “rối lượng tử”, thông tin từ một nguyên tử này sẽ chỉ xuất hiện trong một nguyên tử khác khi trạng thái lượng tử của nguyên tử đầu tiên bị phá hủy.
Sử dụng phương pháp này, các tổ chức đòi hỏi những cấp độ cao về bảo mật dữ liệu, như Cục An ninh Quốc gia, có thể gửi một tin nhắn mã hóa mà không lo ngại rủi ro bị chặn lại bởi vì thông tin sẽ không dịch chuyển tới vị trí mới, nó đơn giản vẫn ở đó.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel bởi chúng tôi biết rằng toán và khoa học là hai lĩnh vực cực kỳ thiết yếu cho sự tăng trưởng toàn cầu trong tương lai” - ông Mai Sean Cang, Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Intel Việt Nam, phát biểu.
“Cuộc thi này đã truyền nhiệt huyết cho hàng triệu sinh viên tham gia đóng góp tài năng của họ nhằm phát triển các giải pháp mang tính khả thi cho những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt”.
Cuộc thi nghiên cứu khoa học ở lứa tuổi phổ thông lớn nhất thế giới, Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel, một chương trình của Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng. Cuộc thi năm nay, hơn 1.500 nhà khoa học trẻ đã được chọn từ 446 hội thi liên kết tại xấp xỉ 70 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ để tham gia tranh tài trong Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế Intel. Bên cạnh các sinh viên xuất sắc được nêu tên, hơn 400 học sinh tham gia chung kết đã được nhận các giải thưởng và phần thưởng xứng đáng với những công trình đột phá của mình. Các hạng mục giải thưởng bao gồm: 17 giải “Xuất sắc Nhất từng Lĩnh vực” mỗi giải trị giá 5.000 đôla Mỹ. Quỹ Intel Foundation cũng đã trao giải thưởng 1.000 đôla Mỹ cho mỗi trường và mỗi hội thi liên kết có học sinh đại diện đoạt giải trong hội thi. "Xử lý nước mặn" của học sinh Việt Nam Xử lý nước mặn đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt hiện nay. Điểm mới của đề tài là thiết kế được hệ thống xử lý nước mặn bằng cách kết hợp kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời. Thiết bị ejector tạo chân không và làm nước sôi ở nhiệt độ thấp (xấp xỉ 50 độ C). Năng lượng mặt trời được cung cấp để duy trì quá trình sôi. Kết quả thu được nước cất có thể được sử dụng cho cuộc sống hàng ngày. Cơ sở lý thuyết của dự án bao gồm lý thuyết về hệ thống bơm-ejector, lý thuyết bức xạ mặt trời, quá trình truyền nhiệt và độ dịch điểm sôi của nước muối. Những lý thuyết này đã được sử dụng để xác định các thông số hoạt động của hệ thống. Các thí nghiệm cũng được tiến hành để xác định các thông số làm việc của ejector hút chân không và điểm sôi của nước muối. Hệ thống xử lý nước mặn có thể chưng cất được đến 9,7 lít nước mỗi ngày và sử dụng 63,5 Wh cho 1 lít nước ngọt. Sự khác nhau giữa mô phỏng lý thuyết và thức nghiệm là ~63.5%. |