UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu công an vào cuộc

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu công an vào cuộc
TP - Ngày 24-7 báo Tiền Phong đăng bài “Ai biến hàng nghìn hécta rừng thành rẫy mía” phán ánh việc Ban quản lý rừng phòng hộ Ayunpa để mất gần 4.000 ha rừng trong vòng 7 năm qua và lợi dụng Quyết định 178/2001/QĐ-TTg giao trái phép 1.500 ha rừng cho dân quản lý, đến nay toàn bộ diện tích này đã không còn rừng.

> Ai biến hàng nghìn héc-ta rừng thành rẫy mía?

Ngày 7-8, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Ngô Ngọc Sinh cho biết: Ngày 30-7 UBND tỉnh đã có công văn 2368 gửi công an tỉnh này nêu: Sau khi xem xét báo cáo ngày 25-7 của Sở NN&PTNT về việc giao khoán rừng theo QĐ 178 không đúng quy định tại Ban quản lý rừng phòng hộ Ayunpa, UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo: “Giao Công an tỉnh điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật…Báo cáo kết quả về UBND tỉnh trước ngày 30-8-2012”.

Theo báo cáo gửi UBND tỉnh ngày 25-7, Sở NN & PTNT cho biết, hiện nay tổng diện tích rừng đã được Ban Quản lý RPH Ayunpa hợp đồng với đơn vị tư vấn lập hồ sơ giao khoán rừng có hưởng lợi theo QĐ 178/2001/QĐ-TTg năm 2004 là 1.500 ha, bao gồm 51 lô.

Năm 2008 UBND tỉnh cho Cty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê đất để trồng cao su là 772,4 ha; Diện tích còn lại là 718,0 ha, bao gồm 24 lô nằm ở 04 tiểu khu.

Tuy nhiên, toàn bộ diện tích 718ha này hiện tại không còn rừng mà là cây nông nghiệp như: mía, mì, bắp, cá biệt tại lô số 4 tiểu khu 1149 có trồng một ít cao su…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
Đột phá phân cấp, phân quyền: Rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho rằng, hiện cấp trên phải “ôm” và làm thay việc cho cấp dưới quá nhiều, dẫn đến thừa cấp dưới mà thiếu cấp trên. Do đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cách tốt nhất để giảm sự vụ cho cấp trên, để cấp trên lo việc lớn, còn cấp dưới chủ động giải quyết công việc theo thẩm quyền, tránh phải ngồi chờ xin ý kiến, khiến cơ hội trôi đi.