'Chợ Viềng' điện tử: Mua gì cũng bán, bán gì cũng mua

Một góc chợ điện tử cũ bên hồ Thiền Quang. Ảnh: Xuân Phú
Một góc chợ điện tử cũ bên hồ Thiền Quang. Ảnh: Xuân Phú
TP - Nhiều người ví các khu chợ điện tử cũ tại vỉa hè Hà Nội là "chợ Viềng" vì ở đây thượng vàng, hạ cám cái gì cũng có, nói theo cách của dân đi chợ là 'mua gì cũng bán, bán gì cũng mua'. Chợ Viềng họp mỗi năm một lần, còn các phiên chợ này diễn ra trong tuần.
Một góc chợ điện tử cũ bên hồ Thiền Quang. Ảnh: Xuân Phú
Một góc chợ điện tử cũ bên hồ Thiền Quang. Ảnh: Xuân Phú.
 

Đi chợ lấy may

Dường như, việc đi chợ đồ điện tư cũ đã trở thành thói quen của một bộ phận người dân sống gần các trung tâm mua sắm đồ cũ này. Có người bất đắc dĩ đi ngang qua ghé lại. Có người đến chỉ tìm vận may, mong mua được những món đồ còn sử dụng được để về bán kiếm lời.

Bác Đặng Văn Tùng (60 tuổi), nhà ở phố Tuệ Tĩnh thường đi bộ tập thể dục quanh hồ Thiền Quang cho biết, từ ngày cải tạo lại hồ, có một chợ điện tử cũ họp ở góc phố Nguyễn Du, sau đó chuyển về vườn hoa phía đường Trần Nhân Tông. Ngày nào cũng đi qua chợ, nên thỉnh thoảng bác có ghé vào xem. Có lần, bác Tùng mua được những thứ rất hữu ích như chiếc đài cát-sét nhỏ với giá 65.000 đồng.

Nguyễn Quang Thành, sinh viên trường ĐH Bách khoa, hiện thuê nhà ở Định Công nhưng cũng là khách quen của chợ điện tử bên hồ Thiền Quang. Thành cho biết, có lần Thành mua được thanh ram máy tính khủng với giá 15.000 đồng, về nhà sửa máy tính cho bác chủ nhà trọ, thay thanh ram đó vào, máy tính chạy ngon lành. Lần đó, Thành được bác chủ nhà trọ trả cho 100.000 đồng tiền công.

Đồ trộm cũng có

Đảo qua một vài chợ đã thành tên tuổi trong giới săn đồ cũ như Đê La Thành, hồ Hoàng Cầu, hồ Thiền Quang… dân kinh doanh ở chợ “mua gì cũng bán này” mở một “shop” tại đây không khó. Shop chỉ là tấm bạt rộng, người bán rải tất cả những thứ gì mình muốn bán lên đó chờ khách. Khách hàng đến đây cũng khá đa dạng, đa phần là người đi tập thể dục, sinh viên hay những tay thợ chuyên tút tát đồ cũ đến mua chuột quang, đài cát-sét, máy tính, đồng hồ…

Đã thành thông lệ, khoảng 17h hằng ngày, chợ bắt đầu họp, các hoạt động lúc ấy chủ yếu là việc gom hàng. Nguồn hàng chủ yếu được những người bán đồng nát lọc ra trong quá trình đi thu gom mang đến bán, ngoài ra, đó còn là nơi tiêu thụ hàng của kẻ gian trộm được, một chủ “shop” cho biết, nguồn hàng đó phải chiếm đến 30% số lượng hàng bán ở đây.

Đến 19h hằng ngày, chuyện buôn bán mới thực sự náo nhiệt. Bên cạnh tôi, một bác lớn tuổi cầm ngắm nghía rất kỹ chiếc đồng hồ đeo tay rồi hỏi giá, người bán hàng chỉ đáng tuổi con bác trả lời cộc lốc: 7 lít. Ông hỏi tiếp: “Bao nhiêu thì bán?”. “Ông mua thì có quyền trả giá hoặc im lặng” - người bán hàng trả lời.

Đang loay hoay chụp ảnh, một chủ shop chừng 40 tuổi hất hàm hỏi tôi để mua cả... máy ảnh.

Chợ đồ cũ này cũng đang gây rất nhiều phức tạp cho xã hội. Chợ điện tử cũ trên đường Đê La Thành thường gây náo loạn giao thông cho con phố. Nhiều chợ khác cũng gây cản trở, khó chịu cho người dân.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.