Dự án bắt đầu từ năm 2004 với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế từ Viện nghiên cứu Lerici - Trường Đại học Bách khoa Milan (Ý). Tháp G1, công trình chủ chốt của nhóm tháp G vốn đối mặt với nguy cơ sụp đổ, đã được củng cố vững chắc.
Theo ông Phan Văn Cẩm, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn danh thắng Quảng Nam, dự án phát huy thành công của việc nghiên cứu chất kết dính - loại chất hữu cơ rất giống với chất liệu người Chăm xưa sử dụng làm vữa liên kết gạch. Chất kết dính đó được bào chế từ dầu rái và nhiều loại thảo mộc ở địa phương, lót mỏng giữa hai viên gạch Chăm. Đây là bước đột phá trong việc bảo tồn các công trình gạch tại khu vực khí hậu nhiệt đới.
Theo UNESCO, dự án cũng nghiên cứu thành công và sản xuất gạch Chăm phục chế, nhờ đó, công việc tu bổ, phục hồi các đền tháp nhóm G đã trở nên dễ dàng hơn.