Ông Hữu Thỉnh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn

Ông Hữu Thỉnh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhà văn
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã tái đắc cử chức Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010-2015. Đó là kết quả do Ban chấp hành mới bầu chọn trong Đại hội VIII Hội Nhà văn Việt Nam diễn ra ngày 6/8 tại Hà Nội. Đây cũng là nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp nhà thơ Hữu Thỉnh được bầu vào cương vị này.

Trong tổng số 736 nhà văn dự đại hội, chỉ có 16 hội viên là có độ tuổi từ 40 trở xuống (sinh năm 1970-1980). Trẻ nhất là Vi Thùy Linh sinh năm 1980. Có tới 60% hội viên trên 60 tuổi. 

Từ năm 2005-2010, Hội Nhà văn đã được Nhà nước cấp 86,6 tỷ đồng, trong đó có 14,7 tỷ đồng tài trợ sáng tạo, hơn 5 tỷ đồng tài trợ tác phẩm chất lượng cao cho 235 nhà văn, hơn 4,2 tỷ đồng tài trợ công bố tác phẩm cho 802 lượt nhà văn...

Ban chấp hành Hội Nhà văn nhiệm kỳ mới do đại hội bầu ra gồm 15 người. Ngoài những cây bút gạo cội như nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà văn Nguyễn Chí Huân, còn xuất hiện nhiều gương mặt khác như nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Quang Thiều, Khuất Quang Thụy, Trung Trung Đỉnh….

Những gương mặt này được các nhà văn đánh giá là có nhiều triển vọng, có kinh nghiệm trong hoạt động xã hội cũng như trong sáng tác, có uy tín với bạn đọc.

Chủ tich Hội Hữu Thỉnh cho biết, thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nhà văn là tập trung sức sáng tạo của toàn đội ngũ, phấn đấu để có nhiều tác phẩm hay. Bên cạnh đó, hội chủ trương đổi mới toàn diện, mạnh mẽ đời sống văn học của đất nước, tạo không gian rộng rãi, cởi mở cho lao động sáng tạo, khuyến khích những tìm tòi, thể nghiệm.

Kết thúc đại hội, hầu hết các nhà văn đều tỏ ra phấn chấn với ban chấp hành mới. Nhà văn Trần Nhương nhận xét: “Với ban chấp hành gồm nhiều gương mặt trẻ và tài năng lãnh đạo, tôi tin và kỳ vọng văn chương chúng ta thời gian tới sẽ khởi sắc.”

Chung niềm vui, nhà thơ Vân Long cũng chia sẻ: “Đây là một ban chấp hành đa dạng vùng miền. Ví như, ở khu vực Tây Nguyên có nhà văn Văn Công Hùng trẻ, năng động và viết khỏe, Võ Thị Xuân Hà ở Hà Nội lại khá dày dặn trong đời sống lẫn trang viết… Tôi nghĩ, nếu kết hợp được năng lực của mỗi cá nhân thành sức mạnh tập thể thì chắc chắn họ sẽ mở ra nhiều triển vọng cho tương lai văn học nước nhà.

Theo Vietnam+

Ồn ào chuyện nhân sự

Đây cũng chính là vấn đề "nóng" nhất tại phiên họp sáng 5/8 và là nguyên nhân của sự "quá tải tham luận" trong buổi chiều. Không khí hội trường phải nói là sôi lên bởi quá nhiều hội viên có ý kiến, muốn phát biểu ý kiến. Nhà văn Trần Mạnh Hảo lên thẳng sân khấu nói dù chưa được mời, giọng đầy bức xúc: Đại hội nhà văn thì phải nói về chuyện văn chương, đằng này chỉ để tâm vào chuyện bầu bán...

Nói chuyện cùng chúng tôi, nhà thơ nữ Trần Kim Hoa cứ băn khoăn mãi: Tôi nghĩ vấn đề nhân sự cho Ban chấp hành Hội Nhà văn nhiệm kỳ mới hình như đã được quan tâm quá mức. Ngỡ chỉ một số người quan tâm. Vậy mà đông người dường như hùa theo nhau, gây ồn ào quá.

Chiều muộn ngày 5/8, có thể nói kịch tính nhất là công bố kết quả kiểm phiếu đề cử và ứng cử. Sau hơn 7 tiếng đồng hồ làm việc vất vả, Ban kiểm phiếu đã tìm được 30 người có số phiếu đề cử cao nhất trong tổng số 712 phiếu phát ra, thu về 693 phiếu, phiếu hợp lệ 692.

Danh sách 30 nhà văn được phiếu cao (xếp từ trên xuống dưới): Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Ước, Lê Quang Trang, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Thị Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Đào Thắng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Trọng Thưởng, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Bằng Việt, Lê Văn Thảo,Trần Đức Tiến, Trương Nam Hương, Đình Kính, Vũ Hồng, Văn Công Hùng, Dương Thuấn, Võ Thị Xuân Hà, Linh Nga Niếc Đam, Thanh Thảo, Nguyễn Hoa, Lê Minh Khuê, Đinh Quang Tốn, Nguyễn Thị Mai, Khuất Quang Thụy.

Sau đó, có 12 người xin rút là: Trần Đăng Khoa, Hữu Ước, Nguyễn Thị Ngọc Tư, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy, Bằng Việt, Lê Văn Thảo, Trương Nam Hương, Thanh Thảo, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Mai.

MỚI - NÓNG
Ngọn núi có hình dạng giống kim tự tháp ở Nam Cực.
Kiệt tác 'Kim tự tháp' ở Nam Cực
TPO - Một ngọn núi có hình dáng giống hệt kim tự tháp cổ đại đã xuất hiện ở Nam Cực làm dấy lên làn sóng tranh cãi và các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh hay nền văn minh bí ẩn bị lãng quên. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định, kiệt tác này là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, được "điêu khắc" qua hàng trăm triệu năm bào mòn.